9 cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận mà bạn nên dạy trẻ

(3.98) - 68 đánh giá

Giận dữ là điều bình thường và ai cũng trải qua điều này. Vì vậy, cha mẹ cần phải dạy cho trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận ngay từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, kỹ năng này sẽ giúp trẻ rất nhiều trong công việc cũng như cuộc sống thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu.

Khi giận dữ, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì chắc chắc cũng sẽ có những hành vi và lời nói không tốt. Vì vậy, nếu không biết cách kiềm chế cảm xúc khi giận dữ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc tạo dựng các mối quan hệ trong tương lai của trẻ. Mối quan hệ xã hội là một trong nhiều yếu tố quan trọng đem đến cho con người sự hạnh phúc. Nếu không học được cách kiểm soát cảm xúc, trẻ sẽ mất đi một kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống.

Lưu ý trước khi dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận?

Dưới đây là 3 điều mà bạn cần nhớ trước khi dạy trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận:

  • Hãy dạy trẻ khi trẻ không tức giận: Đừng dạy những kỹ năng này khi trẻ đã lên cơn giận dữ vì như vậy sẽ không có hiệu quả. Nói với trẻ cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận sau khi trẻ đã bình tĩnh lại hoặc trong những cuộc trò chuyện bình thường.
  • Bạn là người làm mẫu cho trẻ: Hãy nhớ rằng trẻ học được tất cả từ những gì bạn làm. Vì vậy, hãy cẩn thận với cách cư xử của chính mình.
  • Luôn nhắc nhở: Nếu trẻ tức giận và quên không dùng đến những kỹ năng bạn dạy, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ về những kỹ năng này sau khi trẻ đã kiểm soát được cảm xúc. Điều này sẽ giúp trẻ quen và nhớ những điều bạn đã dạy.

Cách lấy lại bình tĩnh mà bạn nên dạy trẻ

1. Đi đến “địa điểm thư giãn”

Bạn có thể đặt ra một nơi để lấy lại bình tĩnh và đặt cho nó một cái tên là “địa điểm thư giãn” hoặc bất kỳ cái tên nào mà bạn thích. Đó có thể là phòng ngủ, một chiếc ghế kê ngoài sân hoặc một chiếc sofa trong phòng khách. Bạn có thể để thêm một vài vật dụng như sách, tranh vẽ, bút màu… để giúp trẻ thư giãn. Tuy nhiên, đầu tiên, bạn phải làm mẫu cho trẻ, khi tức giận hãy nói với trẻ: “Cha/mẹ cần phải đến địa điểm thư giãn trong vài phút để lấy lại bình tĩnh”. Trẻ sẽ học được điều này từ bạn.

2. Đi ra ngoài và tập thể dục

Đi ra ngoài và tập thể dục là cách tuyệt vời để lấy lại bình tĩnh. Theo nghiên cứu, những trẻ bị tăng động giảm chú ý (ADHD) tập thể dục trong 10 phút sẽ có lợi hơn nhiều so với việc dùng thuốc. Không nói chuyện từ 5 – 10 phút khi tập thể dục là cách để lấy lại bình tĩnh rất tốt.

3. Hít thở sâu

Hít thở sâu có thể giúp cơ thể bình tĩnh về mặt sinh lý, dẫn đến tinh thần cũng thả lỏng. Vì vậy, khi trẻ tức giận, bạn có thể yêu cầu trẻ làm điều này, nó sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh một cách nhanh chóng đấy.

4. Đếm đến 10 (hoặc 100)

Khi đang giận dữ, một khoảng lặng sẽ giúp ngăn chặn những lời nói cũng như những hành động không hay mà chúng ta làm lúc mất kiểm soát. Việc đếm số từ 1 đến 10 sẽ giúp trẻ có một khoảng thời gian để lấy lại bình tĩnh khi đang tức giận.

5. Hát hoặc nghe một bài hát nhẹ nhàng

Hãy khuyến khích trẻ hát một bài hát đơn giản hoặc huýt sáo theo một giai điệu nào đó khi đang tức giận. Nếu không, bạn có thể thu thập hoặc yêu cầu trẻ tự sưu tầm một danh sách các bài hát nhẹ nhàng và khi trẻ tức giận, hãy khuyến khích trẻ nghe một bài để thư giãn.

6. Nghĩ về những điều vui nhộn hoặc một hình ảnh buồn cười

Bạn có thể dạy trẻ kiềm chế cảm xúc bằng cách yêu cầu trẻ nghĩ đến những điều buồn cười như một câu chuyện cười, một hình ảnh vui nhộn… Nụ cười có thể thay thế những cảm xúc tiêu cực và giúp trẻ vượt qua cảm giác tức giận một cách dễ dàng.

7. Ôm

Đây là một điều đơn giản mà bạn có thể làm để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Ôm và xoa dịu trẻ, một cái ôm yêu thương sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh một cách hiệu quả.

8. Ngồi yên, uống nước hoặc ăn một miếng trái cây

Chỉ cần ngồi yên, uống một ly nước hoặc ăn một miếng trái cây thì tâm trạng của bé sẽ cân bằng lại. Khuyến khích bé thử xem.

9. Diễn đạt sự tức giận của bản thân

Khuyến khích trẻ nói ra sự tức giận của bản thân cùng với lý do cho điều đó, ví dụ như: “Con cảm thấy tức giận vì cha/mẹ không để cho con xem tivi” hoặc “Con cảm thấy tức giận khi bạn Minh không chịu chơi với con”… Việc diễn đạt bằng lời những cảm xúc của bản thân là cách lấy lại bình tĩnh khi tức giận hiệu quả.

Bạn hãy thảo luận cùng trẻ và để cho trẻ quyết định xem cách nào có thể giúp trẻ kiềm chế cảm xúc khi tức giận tốt nhất. Đây là một kỹ năng sống cực kỳ quan trọng mà bạn nên dạy trẻ sớm. Nó sẽ giúp trẻ tạo dựng và phát triển các mối quan hệ tốt hơn trong tương lai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 mẹo tránh tăng cân trong ngày hội hè

(43)
Thời gian nghỉ lễ là dịp để bạn thoả thích vui chơi và ăn uống. Chính vì vậy, bạn sẽ rất dễ tăng cân. Chuyện này thật là ác mộng đối với các bạn ... [xem thêm]

Nguyên nhân gì dẫn đến đau khuỷu tay?

(98)
Khuỷu tay là bộ phận phải hoạt động hằng ngày trên cơ thể chúng ta. Đặc biệt, đối với những vận động viên hoặc người thường xuyên làm việc nặng ... [xem thêm]

Khi nào bố mẹ nên sinh con thứ hai?

(54)
Bạn có bao giờ thắc mắc khi nào là thời điểm thích hợp để bạn có đứa con thứ hai? Dường như bạn đang đứng trước ngã rẽ là bạn nên mang thai hay bạn ... [xem thêm]

Dạy con làm giàu từ các bước nhỏ nhặt

(80)
Ngày nay, có nhiều trẻ nhỏ rất phung phí tiền bạc của bố mẹ bằng cách mè nheo để bố mẹ mua những món đồ chơi cho mình. Do đó, nếu bạn không dạy con ... [xem thêm]

Nguy cơ hút thuốc thụ động tiềm ẩn ở mọi nơi

(65)
Chắc hẳn bạn không hề thấy bất ngờ khi nghe đến tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe người hút. Hơn nữa, hít phải khói thuốc, hay còn gọi là hút ... [xem thêm]

5 khó khăn trong quá trình điều trị cơ xương khớp bạn nên biết

(23)
Quá trình điều trị bệnh cơ xương khớp phức tạp đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì và bác sĩ có lộ trình phù hợp. Thực tế, nhiều người lại gặp nhiều ... [xem thêm]

11 cách giảm cân trong 1 tháng cho người thừa cân

(81)
Nếu có lỡ ăn uống không lành mạnh hay thường xuyên phải ngồi làm việc khiến cân nặng cứ tăng vùn vụt thì đã đến lúc bạn nên lên kế hoạch giảm cân ... [xem thêm]

Bệnh hen suyễn và những điều bạn cần biết

(58)
Hen suyễn là một căn bệnh phổi kinh niên gây viêm và thu hẹp đường hô hấp. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng như: tái diễn những chu kỳ thở khò khè ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN