7 điều bạn cần biết khi trẻ sơ sinh bị sốt

(4.33) - 25 đánh giá

Mỗi khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn lo lắng và tìm cách hạ sốt. Cha mẹ luôn muốn tìm hiểu những kiến thức tốt nhất về bệnh sốt ở trẻ nhưng sẽ có 7 điều ngạc nhiên về sốt ở trẻ sơ sinh mà không phải cha mẹ nào cũng biết.

Làm cha mẹ, mỗi lần nhìn thấy bé cưng của mình khó chịu, sốt cao, chắc chắn bạn sẽ thấy đau lòng, lo lắng và phải làm gì đó để giúp con vượt qua. Nhiệt độ cao ở bé gây ra nỗi sợ hãi cho cha mẹ, ví dụ sợ con sốt cao sẽ dẫn đến co giật hay có thể tử vong. Bạn đã bao giờ bị ám ảnh với những cơn sốt của con? Nếu được trang bị kiến thức tốt về vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đối diện với nó. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề sốt ở trẻ em nhé.

1. Trẻ sơ sinh bị sốt bắt đầu ở 38°C

Bé thức dậy với đôi má đỏ ửng, người hâm hấp sốt. Bạn lấy nhiệt kế ra đo và kết quả là 37,7°C. Lúc này bạn phải làm sao? Nên dùng thuốc hạ sốt hay đưa bé đi khám? Thực tế, bạn chưa phải làm gì cả bởi bé chưa đủ điều kiện để được coi là bị sốt.

Đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ dưới 38°C chỉ đơn giản là một dao động xung quanh mức 37°C. Giống như người lớn, thân nhiệt của bé tăng do nhiều nguyên nhân, từ việc tắm nước ấm cho đến mặc quần áo quá nhiều. Bên cạnh đó, thời gian trong ngày cũng có tác động đối với thân nhiệt của bé: nhiệt độ cơ thể bé thường có xu hướng cao hơn vào cuối buổi chiều và thấp hơn vào buổi sáng sớm. Vì vậy, trừ khi nhiệt kế chỉ 38°C hoặc cao hơn, bạn có thể yên tâm là bé không bị sốt.

2. Sốt do vi khuẩn khác với sốt do virus

Sốt do virus xảy ra khi cơ thể phản ứng với bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như bệnh đường ruột, bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Sốt virus có xu hướng giảm dần trong 3 ngày. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả với virus, do đó không được kê đơn.

Sốt do vi khuẩn xảy ra khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng tai (có thể do vi khuẩn hoặc virus), nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm phổi do vi khuẩn. Sốt do vi khuẩn thường ít phổ biến hơn, tuy nhiên nó lại khiến nhiều người lo lắng hơn vì nó có thể đưa đến nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp này. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt hơn 3 ngày, bạn hãy đưa bé đi bác sĩ khám.

3. Trẻ sơ sinh bị sốt sẽ rất nguy hiểm nếu bé dưới 3 tháng tuổi

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, bạn nên đặc biệt chú ý tới những cơn sốt của bé. Nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38°C trở lên, bạn cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay. Không dùng thuốc hạ sốt (trừ khi bác sĩ yêu cầu), bạn không nên giấu bất kỳ một triệu chứng nào ngoài sốt khi bác sĩ kiểm tra bé.

Tại sao lại phải đưa bé đến bệnh viện ngay? Trẻ sơ sinh không có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như trẻ lớn hơn. Điều này rất đáng lo vì bé có thể bị nhiễm trùng máu hoàn toàn (nhiễm trùng huyết) mà không thể hiện các triệu chứng điển hình.

Nếu sau khi thăm khám trẻ bị sốt không do các bệnh cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường, bác sĩ có thể chỉ định bé làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không và chọc ống sống thắt lưng để xem bé có bị viêm màng não không.

4. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, đo nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất

Bạn có thể lưỡng lự khi đo nhiệt độ trực tràng (cho nhiệt kế vào hậu môn) của bé, tuy nhiên đây là cách tốt nhất để biết được nhiệt độ chính xác.

Chỉ có nhiệt độ trực tràng mới đem đến kết quả chính xác nhất. Đo ở nách, trán, thậm chí tai cũng không chính xác. Khi đo ở những chỗ này, nhiệt độ thường thấp hơn ở trong cơ thể. Điều này khiến bạn căng thẳng không cần thiết.

Mời bạn tham khảo thêm bài Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

5. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nên điều trị các triệu chứng, chứ không phải lo hạ sốt

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sốt càng cao thì bé bệnh càng nặng. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Một bé sốt 39,4°C lúc đầu có thể vẫn hoàn toàn thoải mái, chơi đùa trên thảm của mình, trong khi một bé khác sốt 38,3°C lại quấy khóc, mệt mỏi và đòi bế suốt.

Điều này có nghĩa là nếu bé bị sốt mà vẫn thoải mái thì bạn không cần phải làm áp dụng cách hạ sốt cho trẻ. Thay vì tập trung vào biến động của nhiệt kế, hãy chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định xem bé bị bệnh gì.

6. Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt một cách thận trọng

Trước khi dùng thuốc hạ sốt, bạn hãy thử hạ sốt cho bé bằng một chiếc khăn ướt ấm. Cách này có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Bạn hãy dùng nước ấm (29 – 32°C) để lau cơ thể bé, đặc biệt là ở trán và nách. Nếu bạn thấy bé không thoải mái và chườm khăn ấm không có tác dụng, hãy sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý:

  • Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
  • Không được cho bé uống aspirin, vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

Mời bạn xem thêm bài: Nên và không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

7. Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể

Bạn đã nghe nói nhiều điều về sốt nhưng thực ra, sốt không làm tổn thương não của bé. Ngay cả những cơn co giật do sốt cao chưa bao giờ được chứng minh là gây tổn hại (và cũng không được ngăn ngừa bằng thuốc).

Đừng lo lắng, sốt không bao giờ kéo dài vô thời hạn. Bình thường, cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt ở 41,1°C. Nhiệt độ cao là cách để cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như virus, nhiễm trùng hoặc chủng ngừa. Điều này nghe có vẻ không thú vị nhưng ít nhất bạn có thể yên tâm rằng hệ miễn dịch của bé đang làm chính xác nhiệm vụ của nó.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn hãy tham khảo bài viết “8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng” để biết cách hạ sốt cho con nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm nem chua ngon như đặc sản

(99)
Nem chua là một món ăn khai vị đặc biệt và rất phổ biến trong các bữa tiệc của người Việt. Nhiều người yêu thích món ăn này, nhất là nam giới. Cách làm ... [xem thêm]

Mách bạn các bài tập chân tại nhà không cần dụng cụ

(50)
Bạn muốn có đôi chân thon thả và săn chắc hơn nhưng lại lười đến phòng tập gym? Chẳng cần đến những cái tạ nặng nề, máy chạy bộ cồng kềnh hay các ... [xem thêm]

Làm sao để tăng khả năng có con cho cả hai vợ chồng?

(50)
Khi muốn tăng khả năng có con theo kế hoạch, cả hai vợ chồng bạn đều cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ ... [xem thêm]

Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(97)
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

Da dầu và da hỗn hợp: Đâu là sự khác biệt?

(69)
Bạn thấy vùng chữ T trên gương mặt (vùng trán, mũi và cằm) đã đổ dầu dù chỉ mới vào giữa ngày, và ngay lập tức bạn kết luận rằng mình thuộc tuýp da ... [xem thêm]

4 loại dụng cụ nấu ăn độc hại trong gian bếp nhà bạn

(53)
Bạn có đang dùng các loại xoong nồi chống dính, phủ gốm hay làm bằng các chất liệu như nhôm và đồng? Đây chính là 4 dụng cụ nấu ăn độc hại bạn vẫn ... [xem thêm]

Đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá (giai đoạn 5)

(60)
Căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim, tăng tốc độ thở của bạn và gây ra tình trạng căng cơ dẫn đến sự thôi thúc cần có một điếu thuốc để “bình ... [xem thêm]

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh cho mẹ bầu mang thai tháng đầu

(20)
Chế độ ăn uống của mẹ bầu khi mang thai tháng đầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và sự tăng trưởng, phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN