7 câu hỏi thường gặp khi cho trẻ uống thuốc

(3.56) - 54 đánh giá

Cho dù đang cho con uống thuốc do bác sĩ kê hay không, hẳn bạn có rất nhiều thắc mắc chưa được giải đáp.

“Tôi nên cho bé uống bao nhiêu liều? Con tôi có phải ăn trước khi uống không? Tôi có thể cho thuốc vào trong nước cam không?”…. Trước khi bạn điện thoại hỏi bác sĩ những điều này, mẹ hãy đọc những câu hỏi thường gặp dưới đây chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được chút ít thời gian và tiền bạc đấy!

Có thể cho con uống thuốc với liều cao hơn (hoặc thấp hơn) so với liều được đề nghị ghi trên thuốc?

Tuyệt đối không, bạn nhé. Liều lượng của thuốc thường dựa trên trọng lượng của trẻ chứ không phải tuổi tác. Mặc dù hướng dẫn ghi trên nhãn của một số loại thuốc bao gồm độ tuổi và cân nặng trung bình, nhưng nếu con bạn nặng hơn hay nhẹ hơn số đó, liều khuyến cáo sẽ không phù hợp. Bạn không nên tự ý gia giảm liều lượng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể trộn thuốc của con với nước trái cây cho dễ uống hơn không?

Bạn nên trộn thuốc vào những thức ăn có độ đặc vừa phải như cháo. Bởi nếu thuốc lắng lại ở dưới cùng của thức uống, con bạn sẽ không nhận được đủ liều lượng. Tuy nhiên, trộn thức ăn với các loại thuốc có tác dụng từ từ có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc vì thuốc được điều chế cho cơ thể hấp thu từng chút một. Ngoài ra, bạn cần tránh những thực phẩm có chứa canxi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết hợp sữa hay các thực phẩm giàu canxi khác với một số loại thuốc nhất định như thuốc kháng sinh tetracycline có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Nếu dược sĩ đồng ý cho trộn thuốc vào thức ăn, bạn nên cố gắng hạn chế lượng thức ăn hết mức có thể (lý tưởng là một hoặc hai muỗng) để con của bạn sẽ uống hết thuốc trong vòng 1 lần. Bạn cần cho trẻ ăn ngay sau khi trộn, nếu hỗn hợp để lâu, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm đi.

Có thể tự cho con uống thuốc khi bé bị đau bụng không?

Bạn không được tự ý cho trẻ uống thuốc trị đau bụng bởi vì trong thuốc chứa bismuth subsalicylate, một thành phần của thuốc aspirin có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng tấn công những trẻ đang mắc các bệnh do virus dẫn đến phù não, gan. Một phương thuốc dùng cho trẻ em bị chứng ợ nóng hay khó tiêu: đó là viên nén nhai màu hồng có chứa canxi cacbonat, được tìm thấy trong các thuốc kháng axit – nhưng thuốc này không thể tiêu diệt virus trong dạ dày.

Khi con bạn bị đau bụng và ói mửa, chỉ cần cho bé một lượng nhỏ nước hoặc dung dịch điện giải như Pedialyte hay Infalyte (cho 1 hoặc 2 muỗng cà phê mỗi năm phút) cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

Nên làm gì nếu vô tình cho bé uống quá liều?

Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Khi dùng ở liều cao, một số thuốc có thể trở thành chất độc. Ngoài ra bạn không nên cho bé uống sirô ipecac. Hiện tại, bác sĩ đã ngừng kê toa loại sirô ngày cho các trường hợp ngộ độc.

Nên làm gì nếu bé nôn ra ngay sau uống thuốc?

Nếu bé có tình trạng nôn ói 5 hay 10 phút sau đó, bạn vẫn có thể cho trẻ uống lại thuốc thêm lần nữa vì thuốc chưa có đủ thời gian để được hấp thụ vào máu của bé. (Nếu con của bạn nôn lần thứ hai, không nên thử để bé uống tiếp.) Nhưng nếu sau 30 phút trẻ mới nôn, bạn hãy cho trẻ uống liều thứ hai vào đúng thời điểm như bình thường.

Khi nào và làm thế nào tôi có thể dạy con nuốt viên thuốc?

Vào khoảng 5 tuổi, hầu hết trẻ em có thể nuốt một viên thuốc có kích thước nhỏ. Nhưng con của bạn có thể chưa đủ khả năng để nuốt một viên thuốc lớn hơn cho đến tận 9 tuổi trở lên. Cách tốt nhất để bắt đầu là làm trơn viên thuốc. Mẹ có thể thoa một chút bơ lên viên thuốc, sau đó đặt nó vào trong miệng trẻ. Bạn có thể cho bé nuốt chung với cháo và đừng nên cho bé nước hoặc nước trái cây vì thuốc có thể nổi trong miệng gây khó uống.

Làm cách nào tôi có thể chắc chắn rằng bé đã nuốt viên thuốc?

Hãy thử thổi vào giữa khuôn mặt của bé, khiến bé chớp mắt và nuốt. Hoặc bạn có thể chia thành các liều nhỏ. Ví dụ, nếu liều lượng là 5 ml, bạn nên cho trẻ uống 1 ml mỗi lần. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa của bạn xem có thuốc dạng nhét hậu môn không.

Nuôi dạy con quả là việc không dễ dàng khi mà bố mẹ phải tập cho con từng li từng tí kể cả việc nuốt một viên thuốc nhỏ. Tuy nhiên đừng vội nản lòng. Con bạn sẽ lớn lên và dần tự lập hơn từ chính sự dạy dỗ của bố mẹ ngày hôm nay.

Các bài viết liên quan:

  • Cẩn thận khi cho con bạn uống acyclovir
  • Trẻ bị sốt: bố mẹ nên và không nên làm gì?
  • Trẻ ho khan: bố mẹ nên làm gì?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo

(28)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang bàng quang – niệu đạoBộ phận cơ thể/mẫu thử: Bàng quang và niệu đạoTìm hiểu chungChụp X-quang bàng quang – niệu đạo là ... [xem thêm]

Tại sao bạn cần sử dụng kem đánh răng?

(49)
Bạn có biết có hơn 500 loại vi sinh vật trú ngụ trong vùng răng miệng. Nhiều loại trong số chúng kết hợp với các mẩu thức ăn thừa bám trên răng gây ra vôi ... [xem thêm]

Đau xương cụt: Làm thế nào để giảm đau?

(24)
Hiện nay, không nhiều người chú ý đến chứng đau xương cụt. Tuy nhiên, tình trạng này có thể biến thành mạn tính và cản trở các hoạt động hàng ngày. ... [xem thêm]

Những điều cần lưu ý khi mẹ chọn nhạc cho thai nhi

(82)
Có rất nhiều cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe não bộ cho thai nhi như ăn các thức ăn tốt cho trí não, luyện tập thể dục, yoga để giảm căng thẳng, tham gia ... [xem thêm]

9 bí kíp đánh bay mụn không phải ai cũng biết

(16)
Mụn trứng cá thuộc loại bệnh da liễu rất thường gặp và có thể để lại sẹo sau khi lành lại. Sẹo khiến da trở nên xấu đi và mất vẻ mịn màng tự ... [xem thêm]

Ung thư phổi giai đoạn 4 còn có thể điều trị hay không?

(78)
Kết quả chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4 là một cú sốc với nhiều người bởi đây là giai đoạn muộn của bệnh ung thư phổi khi các tế bào ung thư đã ... [xem thêm]

Cách giảm triệu chứng mãn kinh để bạn đỡ mệt mỏi

(55)
Những triệu chứng mãn kinh thường khiến phụ nữ bị trầm cảm, rối loạn lo âu, bốc hỏa, mệt mỏi, nhức đầu… Làm thế nào để bạn có thể đối phó ... [xem thêm]

7 bí quyết tự chăm sóc bản thân khi bạn bị ốm

(54)
Không phải lúc nào bạn bị ốm cũng có người thân ở bên chăm sóc mà tình trạng thì không quá nghiêm trọng để đi bệnh viện. Vậy làm sao để bạn có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN