7 cách tăng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần

(4) - 68 đánh giá

Khi nói về cách tăng sức đề kháng, nhiều người thường nghĩ về việc nâng cao sức khỏe thể chất. Ít ai biết rằng sức khỏe tinh thần cũng có cần có sức đề kháng để bạn luôn được vui vẻ, thoải mái.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể bao gồm cả nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Mỗi người đều có cách phản ứng khác nhau với các tình huống gây căng thẳng. Đối với một số người, căng thẳng không chỉ cản trở hiệu suất công việc mà còn góp phần làm suy yếu sức khỏe thể chất, tinh thần.

Song với những người khác, căng thẳng được xem là “đòn bẩy” cải thiện sự tập trung và rèn luyện suy nghĩ tích cực. Để làm được điều này, họ đã áp dụng nhiều cách để giữ được một “cái đầu lạnh” trước những áp lực, biến cố trong cuộc sống.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 cách tăng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần.

1. Tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề

Một trong những cách tăng sức đề kháng cho sức khỏe tinh thần trước tác nhân gây căng thẳng là tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp.

Ví dụ, nếu thời gian hoàn thành các hạng mục công việc sắp tới khiến bạn lo lắng, hãy tìm hiểu chiến lược quản lý thời gian để làm việc. Tương tự với các tình huống khác, việc tập trung vào giải pháp bao giờ cũng hiệu quả hơn so với việc chỉ tập trung vào vấn đề.

2. Cách tăng sức đề kháng cho tinh thần: Ngồi thiền

Trong nhiều nghiên cứu khoa học, ngồi thiền đã được chứng minh có tác dụng làm giảm căng thẳng.

Thực tế, việc ngồi thiền thường xuyên và đúng cách làm cho các khu vực não có liên quan đến phản ứng căng thẳng co lại. Chính vì thế, tinh thần của bạn cũng có xu hướng “bình thản” hơn khi đối mặt với những tác nhân gây căng thẳng hoặc áp lực trong cuộc sống.

3. Tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần

Tập thể dục là cách tăng sức đề kháng hiệu quả nhất cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Với những người tập thể dục thường xuyên, mức độ hoạt động của những chất dẫn truyền thần kinh trong não diễn ra mạnh mẽ. Đây cũng là yếu tố có liên quan đến tâm trạng vui vẻ và tích cực.

Không những thế, tập thể dục góp phần tích cực trong việc cải thiện các chức năng nhận thức như học tập, làm việc và ghi nhớ. Từ đó, bạn dễ dàng đưa ra nhiều cách xử lý thông minh cho các vấn đề.

4. Không ngủ muộn và ngủ đủ giấc

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn hãy bắt đầu thư giãn ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Cách để tinh thần đi vào trạng thái thư giãn dễ nhất là tắt đèn hoặc hạ độ sáng đèn và không sử dụng điện thoại. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn ngồi thiền.

Bên cạnh đó, hãy giữ cho không khí trong phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ. Bạn cũng không nên ăn quá no và uống các loại đồ uống có chứa caffeine vào buổi tối.

Bắt đầu đi ngủ từ lúc 9-10 giờ đêm và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày là cách tăng sức đề kháng tuyệt vời để bạn có được tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh.

5. Cách tăng sức đề kháng cho tinh thần: kết nối với mọi người

Mỗi chúng ta là một phần tử trong xã hội. Kết nối và giao tiếp với những người khác là điều cần thiết để giúp bản thân vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày.

Vì thế, bạn hãy dành thời gian để kết nối với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy cố gắng tăng cường giao lưu với những người có lối sống và tư duy tích cực. Bạn sẽ hưởng được những lợi ích tuyệt vời từ sự lan tỏa của họ.

Bất cứ khi nào có thể, hãy chủ động liên lạc để kết nối với mọi người. Đó cũng là một trong những cách làm thiết thực để tăng sức đề kháng cho tinh thần trước sự căng thẳng.

6. Dành thời gian sống với thiên nhiên

Các nhà tâm lý học đã xác nhận tác động tích cực của thiên nhiên đối với sức khỏe tinh thần từ những năm 1980.

Theo nghiên cứu, môi trường tự nhiên, đặc biệt là thiên nhiên trong lành, cho phép não nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Vì thế, nếu có thể, bạn hãy cho phép mình rời khỏi nhịp sống đô thị để hòa mình với thiên nhiên.

Nếu bạn không tiện đi xa, hãy tìm đến công viên hoặc bờ biển tại địa phương để tinh thần thư giãn.

7. Cải thiện chế độ ăn uống

Trong cuốn sách “Giận”, nhà sư Thích Nhất Hạnh khẳng định bạn chính là những gì bạn ăn hằng ngày.

Thực phẩm tác động đến tinh thần nhiều hơn bạn nghĩ. Trên thực tế, hệ thống tiêu hóa chứa đến 100 triệu tế bào thần kinh tương tác với lợi khuẩn đường ruột để truyền thông tin đến não.

Để tạo sự tác động tích cực đến vi khuẩn đường ruột, bạn hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh và các loại chất lỏng chứa cồn, caffeine.

Nếu bạn thích uống sữa, hãy ưu tiên các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa có men vi sinh để cải thiện sức khỏe đường ruột. Theo lý giải khoa học, men vi sinh cũng có khả năng cải thiện tâm trạng đáng kể khi được thường xuyên đưa vào chế độ ăn uống của mỗi người.

Hơn nữa, các loại thịt đỏ cũng góp phần làm cho tâm tính của bạn nóng nảy hơn. Từ đó, bạn có xu hướng mất bình tĩnh khi đối mặt với những tình huống gây căng thẳng.

Vì thế, thay vì thường xuyên sử dụng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hằng ngày, bạn hãy tăng cường các loại thịt trắng từ gia cầm, hải sản.

Để có một sức khỏe tinh thần tốt, bạn cần áp dụng những cách làm vừa nêu thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Hãy làm điều này ngay cả khi bạn không lo lắng, căng thẳng.

Khi đã xây dựng cho mình những thói quen tốt để thực hiện cách tăng sức đề kháng cho tinh thần, bạn sẽ mạnh mẽ và thông thái hơn khi biến cố và áp lực ập đến.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nói dối gây ảnh hưởng đến não bộ

(60)
Có lẽ không có ai sống mà chưa từng nói dối một lần trong đời. Tuy nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng, bạn không nên nói dối bởi không những gây ảnh ... [xem thêm]

Tại sao khi làm việc tốt bạn thường cảm thấy hạnh phúc?

(83)
Đã có rất nhiều câu chuyện nói cảm giác của sự cho đi vô điều kiện rằng: Khi giúp đỡ được một người nào đó, cảm giác nhẹ nhõm sẽ khiến bạn cảm ... [xem thêm]

Bác sĩ tiết lộ 17 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc chứng “nghiện người yêu”

(13)
Tình yêu ở giai đoạn đầu thường rất mãnh liệt, đến mức mọi người bảo hai bạn lúc nào cũng “dính nhau như sam”. Đây là một trong những dấu hiệu ... [xem thêm]

4 dấu hiệu của một người ái kỷ có thể bạn từng gặp

(10)
Chúng ta nên yêu thương bản thân để sống tốt hơn, song nếu tình yêu ấy quá lớn đến mức bạn chỉ muốn mình tỏa sáng và bỏ quên mọi người xung quanh thì ... [xem thêm]

Những điều cần biết về chứng loạn động muộn

(31)
Loạn động muộn là một rối loạn liên quan đến những cử động giật không chủ ý, thường xảy ra ở phần thấp của mặt như lưỡi, môi. Trong một số ... [xem thêm]

Khi nào nên chia tay? 10 dấu hiệu giúp bạn chia tay sớm bớt đau khổ

(47)
Quyết định chấm dứt một mối quan hệ luôn khiến chúng ta trăn trở. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ khi nào nên chia tay để không phí hoài thanh xuân cho một ... [xem thêm]

Giúp bạn kiểm soát stress

(64)
Stress ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tâm trạng của con người. Biết làm chủ và giảm áp lực trong cuộc sống là bí quyết giúp bạn kiểm ... [xem thêm]

6 cách để hỗ trợ tinh thần cho người bị HIV

(95)
Đối với người nhiễm HIV, điều cần nhất chính là những hỗ trợ về mặt tinh thần. Những người sống với HIV luôn bị kì thị và phân biệt đối xử, do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN