33 tuần

(3.71) - 72 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần đầu tiên của tháng thứ 9, con bạn sẽ có thể:

  • Để 2 chân trên đất khi được giữ thẳng đứng;
  • Chịu được trọng lượng của mình khi đứng;
  • Xoay sang hướng có tiếng của bạn;
  • Tự ăn bánh quy;
  • Cào ngón tay vào đồ vật và cầm chúng trong nắm tay (vậy nên hãy giữ những đồ vật nguy hiểm ngoài tầm tay trẻ);
  • Quay sang hướng phát ra âm thanh;
  • Tìm kiếm vật bị rớt.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Mặc dù bạn luôn muốn bảo vệ con mọi lúc mọi nơi nhưng bé sẽ trở nên độc lập hơn khi bạn để bé tự phát triển và học tập mọi thứ. Tuy nhiên, hãy nỗ lực để biến nhà bạn trở thành nơi an toàn cho bé. Một cách tốt để làm điều này là làm mọi cách để giảm thiểu khả năng bé tìm đến những nơi nguy hiểm, ví dụ như giữ cẩn thận các đồ vật dễ vỡ để chúng không bị ngã bể, giữ các đồ nội thất không bị khập khiễng và nằm trong các phòng mà bé ít khi lại gần.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Các bác sĩ thường không sắp lịch khám cho bé vào tháng này. Do đó, nếu bạn có bất kì vấn đề nào quan tâm lo lắng, hãy gọi ngay cho bác sĩ mà không cần đợi đến lần khám sau.

Nếu bạn nghĩ con mình chậm phát triển, hãy viết ra bất kỳ hiện tượng đáng lo ngại nào bạn thấy được và nói cho bác sĩ về mối quan tâm này. Bạn cũng có thể muốn tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa chuyên về các vấn đề phát triển hoặc các bệnh lý về khả năng nói. Hãy tin vào bản năng của bạn. Tuy vậy chậm phát triển nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Đôi khi bé có thể chỉ cần thêm một chút thời gian để bắt kịp đà phát triển của độ tuổi.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Bé có thể trườn, bò hay di chuyển bằng cách dịch chuyển mông – dùng một tay để phía sau và chân trước để đẩy mình về trước.

Trườn là phương pháp đầu tiên để bé có thể tự di chuyển xung quanh một cách hiệu quả. Thông thường, trước tiên bé sẽ học cách kéo mình bằng tay và đứng lên nhờ vào tay và đầu gối. Sau đó, bé sẽ tìm ra cách để di chuyển về trước và sau bằng cách đẩy đầu gối của mình.

Tất cả các biến thể của việc bò đều nhằm để củng cố cơ bắp giúp bé sớm có thể đi được. Cho dù con bạn đang di chuyển theo kiểu nào, việc quan sát cách bé giải quyết các vấn đề gặp phải ở xung quanh cũng có thể trở thành niềm vui nho nhỏ cho bạn.

Đứng và vịn

Bé có thể vươn mình đứng lên khi vịn vào đồ nội thất. Trong thực tế, nếu bạn để bé đứng cạnh ghế sofa, bé có thể vịn để đứng lên, mặc dù bé sẽ làm điều này một cách vô cùng khó khăn và vất vả.

Ở giai đoạn này một số phụ huynh thường cho con em mình đi trong xe tập đi. Nhưng đó không phải là một ý tưởng hay vì xe tập đi không an toàn: Bé có thể sử dụng xe tập đi để với tới những thứ mà bình thường bé không lấy được, chẳng hạn như bếp lò nóng hoặc chai thuốc tẩy. Hơn thế nữa, nó sẽ ngăn cản bé chơi dưới sàn nhà – việc này rất có ích để bé học đi bằng cách cho bé cơ hội bò, vươn mình và di chuyển khi vịn vào đồ nội thất.

An toàn là trên hết

Khả năng di chuyển mới mẻ này cũng có nghĩa là bé bị va chạm và vấp ngã dễ dàng hơn. Bạn nên di chuyển màn vải và dây nhợ ra ngoài tầm với của trẻ, lót đệm ở các góc sắc bén ở bàn, cài đặt khóa ở chỗ ngồi nhà vệ sinh, di dời cây có thể gây nguy hiểm đến khu vực cao hơn, dọn sạch các chất tẩy rửa độc hại và thuốc y tế, che phủ các ổ cắm điện và giữ an toàn cho các cửa trên và dưới của cầu thang.

Chậm phát triển

Chậm phát triển xảy ra khi bé phát triển khả năng ngồi, bò, đi, và nói chuyện chậm hơn bình thường. Chậm phát triển có thể hoặc không thể cho thấy sự rối loạn phát triển thường xuyên hoặc lâu dài. Trong thực tế, hầu hết trẻ em đều phục hồi ngay sau đó. Ví dụ như ở những bé thiếu tháng, sự phát triển của các bé sẽ thường xuyên bị thụt lùi so với bạn đồng trang lứa, tuy nhiên khi trưởng thành thì bé vẫn sẽ đạt được chiều cao và cân nặng theo đúng tiêu chuẩn mà bé cần có.

Quá trình phát triển của mỗi bé thường rất đặc trưng ở từng bé, mặc dù các bé có xu hướng đạt được các kỹ năng tương tự như nhau trong suốt quá trình. Một số trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng vận động thô sơ như ngồi sớm hơn, trong khi những bé khác lại nhanh chóng có được các kỹ năng vận động tinh tế hơn, chẳng hạn như cầm nắm các vật nhỏ. Một số trẻ chậm biết đi nhưng lại có thể nhanh chóng phát hiện ra âm thanh. Điều quan trọng nhất là thời gian qua đi thì con bạn có thể tiếp tục phát triển các kỹ năng tinh thần và thể chất ngày càng tinh tế hơn.

Tuy nhiên, sự chậm trễ khi học ngôn ngữ nên được bạn theo dõi chặt chẽ và gắt gao. Chúng có thể là hậu quả của việc thiếu giao tiếp với người lớn, bé bị các vấn đề thính giác hoặc các lý do ít phổ biến hơn bao gồm các bệnh như nứt đốt sống và tự kỷ.

Nếu bạn nghĩ con mình có một chút chậm trễ so với quá trình phát triển thông thường, hãy tìm hiểu về thời gian thông thường cho việc học ngôn ngữ và phát triển thể chất cùng các dấu hiệu cảnh báo của việc chậm phát triển ở các bé hoặc bạn có thể đưa bé đi khám để có thể được đánh giá sự phát triển, thính giác và thị giác của bé.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Đối phó với mớ lộn xộn mà bé tạo ra khi bé biết bò

Nếu con bạn bò loanh quanh khiến cho mọi thứ rối tung và bạn không thể chịu nổi khi nhìn thấy đống lộn xộn mà bé bày ra, đừng quá lo lắng, hãy thực hiện một số việc sau để đối phó với vấn đề này dễ dàng hơn:

  • Bảo đảm ngôi nhà bé đang ở luôn an toàn cho bé: trước khi bạn để bé khám phá từng ngóc ngách trong nhà, hãy chắc chắn rằng bé sẽ được an toàn.
  • Giới hạn không gian cho bé: hãy cố gắng hạn chế sự bừa bộn mà bé bày ra trong một hoặc hai căn phòng hoặc chỉ một vài khu vực nhất định trong nhà. Bạn có thể để bé tự do chạy nhảy chỉ trong phòng riêng của bé hay nhà bếp, phòng gia đình hoặc trong phòng khách khi có bạn ở bên.
  • Kiềm chế bản thân: đừng theo bé khắp nơi khi bé đang phá phách và cất đi tất cả những thứ mà bé lấy ra. Điều này sẽ làm bé tức giận và khiến cho bé cảm giác rằng tất cả mọi thứ bé làm là không thể chấp nhận được.
  • Dạy đi dạy lại cho bé biết về sự gọn gàng: đừng chỉ liên tục dọn dẹp mớ bừa bộn của bé. Hãy nhặt vài món đồ chơi cùng bé vào cuối mỗi buổi chơi và nói với bé rằng: “Bây giờ con có thể giúp ba/mẹ cầm đồ chơi này lên và cất nó đi không nào?”. Bạn có thể làm điều này khi bé vẫn chưa đủ tuổi để hiểu ý bạn.
  • Hãy cứ để bé bày bừa: đừng phàn nàn liên tục về đống lộn xộn bé bày ra hoặc làm cho bé cảm thấy rằng thể hiện tính hiếu kì tự nhiên và lành mạnh là điều gì đó tệ hại và đồng nghĩa là bé đang làm điều xấu. Nếu bạn không muốn bé bày bừa nữa, hãy cho bé biết điều đó theo cách mềm mỏng của một giáo viên chứ không phải nghiêm khắc như một thẩm phán.
  • Bạn không thể khiến bé thôi bày bừa, nhưng cũng đừng tham gia với bé: đừng cho rằng vì bạn đang đấu một trận đấu một mất một còn nên hãy cứ để mặc cho mớ hỗn độn kia ngày một bành trướng và học cách phớt lờ nó. Cuộc sống như vậy sẽ không có ích cho tinh thần của bạn và cũng sẽ không có lợi cho bé.
  • Bỏ tôn nghiêm qua một bên: bạn sẽ không thể luôn bắt kịp với những thiệt hại mà cơn bão bé nhỏ của bạn gây ra, nhưng đừng để nơi chốn nghĩ ngơi yên tĩnh của bạn ví dụ như phòng khách hoặc phòng ngủ rơi vào hỗn độn bằng cách không cho phép bé chơi ở những địa điểm trên hoặc đảm bảo rằng phòng sẽ luôn được dọn dẹp vào buổi chiều hoặc tối.
  • Chơi đùa an toàn: tư tưởng “chỗ bừa bộn thì cứ để nó bừa bộn” nên có ngoại lệ nếu xuất hiện mối đe doạ cho sự an toàn của bé. Nếu bé làm đổ nước ép hoặc làm đổ bát nước của thú cưng trong nhà, hãy dọn sạch ngay lập tức. Nước đổ ra ngoài sẽ biến sàn không trải thảm thành một sân trượt băng và khiến bé té ngã. Hãy nhặt giấy và tạp chí trước khi bé chạm đến chúng, và giữ các lối đi (đặc biệt là cầu thang) luôn thông thoáng, và không có các món đồ chơi có bánh xe ở mọi thời điểm.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?

(91)
Khi bị nổi mụn vùng kín, bạn chẳng những cảm thấy khó chịu mà còn lo lắng không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh Herpes hay không. Nhiều cô nàng ... [xem thêm]

Nhận diện dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ nhỏ để ru con ngủ

(84)
Bố mẹ nên lưu ý đến dấu hiệu mệt mỏi ở con yêu để có thể xoa dịu tâm trạng và dỗ bé ngủ đúng thời điểm, không nên để trẻ quấy khóc.Trẻ sơ ... [xem thêm]

Top 3 bài tập hỗ trợ và phòng ngừa u xơ tử cung

(83)
Hiệu quả của việc tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát đâu, nếu lựa chọn đúng thì nó sẽ tác động không nhỏ đến từng căn bệnh riêng ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị cứng khớp gối không dùng thuốc

(97)
Điều trị cứng khớp gối hiệu quả giúp ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa khớp hay hư tổn sụn. Bạn đã tìm ra phương pháp ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh bướu cổ và bí quyết giảm kích thước khối bướu tuyến giáp an toàn

(52)
Bướu cổ là một trong những biểu hiện phổ biến của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dấu hiệu bệnh bướu ... [xem thêm]

Vai trò của tử cung trong cơ thể và trong thời gian mang thai

(94)
Bạn đã biết hết vai trò của tử cung trong cơ thể? Ngoài là nơi nuôi dưỡng thai nhi, tử cung còn có vai trò rất đặc biệt với cơ thể phụ nữ như hỗ trợ ... [xem thêm]

Trò chơi vận động ngoài trời cho bé: Hãy để con thoát khỏi vùng an toàn!

(49)
Các bé ở tuổi tập đi luôn hiếu động, tò mò thử những thứ mới¹. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bố mẹ cùng con rèn luyện kỹ năng thông qua các ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai

(68)
Ngứa vùng kín khi mang thai là cảm giác không dễ chịu cũng như đôi lúc sẽ cản trở sinh hoạt của chị em trong ngày. Nguyên nhân gây ra lại khá đa dạng, từ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN