10 tác dụng của nước dừa tươi đối với sức khỏe và làm đẹp

(3.96) - 47 đánh giá

Nước dừa tươi là một loại thức uống giải khát tự nhiên rất được ưa thích vì vừa an toàn lại phổ biến khắp nơi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tác dụng của nước dừa tươi đối với sức khỏe có thể nhiều hơn hẳn so với giá tiền 10.000 – 12.000 đồng đấy!

Dừa mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới nên Việt Nam ta trồng rất nhiều loại cây này. Nước dừa tươi cũng được nhiều người yêu thích vì giải khát tốt và dễ mua. Đây là một loại nước uống rất tốt vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà lại ít có tác dụng phụ. Vậy cụ thể uống nước dừa có tác dụng gì?

Những điều bạn chưa biết về nước dừa

Dừa là loại cây lớn, thuộc họ cọ, có tên khoa học là Cocos nucifera. Trái dừa hình thành nước dừa một cách tự nhiên. Nước dừa có chứa tới 94% nước và rất ít chất béo. Đây là chất lỏng có màu trong suốt, rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Bạn nên chú ý để tránh nhầm lẫn nước dừa tươi với nước cốt dừa. Nước cốt dừa được chế biến bằng cách pha nước với cùi dừa nạo nên chỉ có chứa 50% nước và rất giàu chất béo từ dừa.

Trái dừa mất trung bình 10 – 12 tháng để trưởng thành hoàn toàn. Trái dừa non khoảng 6 – 7 tháng tuổi chứa nhiều nước nhất trong khi những trái dừa già nhiều cùi hơn nhưng vẫn chứa nước dừa. Một trái dừa tươi, vỏ còn xanh có khoảng 125ml – 250ml nước dừa tươi. Vì vậy, để lấy nước dừa, người ta thường thu hoạch dừa khi quả dừa còn non màu xanh.

Bạn nên dùng nước dừa ngay sau khi bổ trái dừa để tránh bị mất các chất dinh dưỡng do tiếp xúc lâu với không khí.

10 tác dụng của nước dừa tươi đối với sức khỏe

Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa trong loại nước giải khát này có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Các công dụng của nước dừa tươi nổi bật có thể kể đến gồm:

  • Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu.
  • Tăng cường năng lượng và trao đổi chất ở cơ thể.
  • Ngăn ngừa mất nước ở trẻ em bị tiêu chảy nhẹ hoặc tái hồi sau khi tập thể dục.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ điều trị:

  • Đau dạ dày
  • Kiết lỵ
  • Khó tiêu
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Táo bón
  • Giun đường ruột
  • Dịch tả
  • Bất thường tiết niệu
  • Sỏi niệu đạo
  • Suy thận
  • Khô và ngứa da
  • Nếp nhăn

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về 10 tác dụng của nước dừa sau:

1. Cung cấp dưỡng chất

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Mỗi 240g nước dừa tươi có chứa 46 calo và các dưỡng chất sau:

  • Carbohydrate: 9g
  • Chất xơ: 3g
  • Protein: 2g
  • Vitamin C: 10% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Magiê: 15% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Mangan: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Kali: 17% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Natri: 11% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày
  • Canxi: 6% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày

2. Giúp làm đẹp da

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều hòa tăng trưởng và phân chia tế bào. Các loại cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu tối đa lão hóa tế bào da, giúp cân bằng pH và giúp các mô liên kết bền và giữ nước.

Bạn chỉ cần bôi nước dừa tươi lên vùng da không khỏe trước khi đi ngủ, để qua đêm là có thể giúp giảm thiểu mụn, nếp nhăn, rạn da, sần vỏ cam và chàm.

3. Tăng cường năng lượng

Đây là loại thức uống cung cấp năng lượng rất tốt, giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất dồi dào. Nước dừa chứa hàm lượng đường và natri thấp hơn so với hầu hết các loại đồ uống thể thao, trong khi lại chứa nhiều kali, canxi và clorua hơn.

Nước dừa tươi là một lựa chọn tốt hơn các loại đồ uống thể thao trong việc chống mất nước, bổ sung và tăng cường năng lượng cho cơ thể sau khi làm việc và tập luyện.

Trong mỗi 100ml nước dừa có chứa xấp xỉ 294mg kali, 118mg clorua nhưng chỉ có 25mg muối và 5mg dường. Trong khi đó, các loại nước uống tăng cường năng lượng khác chỉ chứa 117mg kali và 39mg clorua mà có tới 200 mg muối, 20–25 mg đường.

4. Nước dừa tươi giúp cải thiện tim mạch

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, những người cao huyết áp thường có hàm lượng kali thấp. Do đó, uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp điều hòa huyết áp rất tốt vì nước dừa có chứa nhiều kali và axit lauric.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy nước dừa tươi có thể giúp tăng cholesterol có lợi HDL nên đây là liệu pháp điều trị tự nhiên giúp hệ tim mạch phát triển khỏe mạnh.

5. Tác dụng của nước dừa giúp chống mất nước

Nước dừa tươi rất giàu kali và các loại khoáng chất khác nên có thể giúp bạn điều tiết chất lỏng bên trong cơ thể, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể. Loại nước này đã được dùng để trị mất nước do bệnh lỵ, bệnh tả, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Sự cân bằng điện giải và huyết tương trong nước dừa khá tương đồng với máu người. Vì vậy, uống một cốc nước dừa hai lần mỗi ngày khi gặp những vấn đề về tiêu hóa, hoặc khi thời tiết nóng, sau khi tập luyện nặng nhọc có thể giúp bù nước cho cơ thể một cách nhanh chóng.

6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa

Nước dừa chứa nguồn axit lauric dồi dào để cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng virus, kháng động vật nguyên sinh và kháng khuẩn giúp chống lại giun đường ruột, ký sinh trùng, virus có vỏ lipid và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác ở trẻ em và người lớn.

Khi bị giun đường ruột, bạn có thể pha 1 thìa cà phê dầu ô liu nguyên chất vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày trong vòng 3 ngày. Khi bị táo bón, tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa, mỗi ngày uống 2 cốc nước dừa sẽ giúp trị bệnh hiệu quả.

7. Nước dừa tươi giúp giảm cân

Nước dừa tươi là một chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, tác dụng của nước dừa tươi rất tốt cho những người bị thừa cân vì loại nước này rất giàu triglyceride chuỗi trung bình, một dạng chất béo có thể giúp giảm cân.

Theo một nghiên cứu vào tháng 6/2006 trên tạp chí y khoa Ceylon Medical Journal, trong quá trình tiêu hóa, triglyceride chuỗi trung bình trong nước dừa tươi chuyển hóa thành triglyceride đơn và các axit béo tự do chuỗi trung bình. Cơ thể sẽ sử dụng hai chất này ngay lập tức để tạo ra năng lượng chứ không dự trữ dưới dạng mỡ.

Triglyceride chuỗi trung bình còn có khả năng tăng cường năng lượng, giúp hạn chế đói hiệu quả hơn các dạng chất béo khác. Những chất béo đặc biệt có trong nước dừa tươi giúp duy trì trọng lượng cân đối cho cơ thể và giúp giảm cân.

8. Tăng cường miễn dịch

Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Các chất béo đặc biệt có trong cùi dừa như caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.

Chất monolaurin rất dồi dào trong nước dừa có thể giúp cơ thể chống lại virus và các axit béo thiết yếu trong dừa có thể giúp kìm hãm sự phát triển của các loại nấm.

9. Nước dừa tươi giúp chống oxy hóa

Trong quá trình trao đổi chất, tế bào sản sinh ra các gốc tự do. Khi tế bào bị stress hoặc bị tổn thương, các gốc tự do được sản sinh ra nhiều hơn. Việc có quá nhiều gốc tự do sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng oxy hóa, tổn hại tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các nghiên cứu trên động vật tiếp xúc với các độc tố cho thấy nước dừa tươi có khả năng chống oxy hóa, giúp chuyển đổi các gốc tự do thành dạng không có hại cho cơ thể.

Một nghiên cứu trên chuột bị tổn thương gan cho thấy sự cải thiện đáng kể khi chuột được điều trị bằng nước dừa tươi.

10. Tác dụng ngăn ngừa sỏi thận của nước dừa

Sỏi thận hình thành khi canxi, oxalate và các hợp chất khác kết hợp lại để hình thành các kết tụ dạng sỏi. Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nước dừa thậm chí còn có nhiều hơn nước lọc trong việc giúp phòng ngừa sỏi thận.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng của nước dừa dó thể ngăn ngừa sự kết tụ của các tinh thể trong thận và các bộ phận đường niệu khác. Nước dừa cũng giúp giảm số lượng tinh thể hình hành trong nước tiểu.

Các nhà khoa học cho rằng nước dừa giúp giảm các gốc tự do được tạo ra khi cơ thể phản ứng với hàm lượng oxalate cao trong nước tiểu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sâu hơn cần tiếp tục thực hiện để có thể tìm hiểu kỹ hơn tác dụng của nước dừa và cơ chế ngăn ngừa sỏi thận của thức uống này.

Thực hư về tác hại của nước dừa tươi

Nước dừa tươi là một trong những loại nước uống tự nhiên tốt nhất và không gây ra tác hại gì trừ khi người dùng bị dị ứng với các thành phần của nó. Nó được đánh giá là an toàn cho trẻ em và phụ nữ cho con bú. Với phụ nữ đang mang thai, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước muốn thưởng thức thức uống này.

Nếu bạn đang uống thuốc bổ sung kali, bạn cần lưu ý kiểm soát lượng kali khi uống nước dừa vì nó rất giàu kali.

Bạn không nên uống quá 1 – 2 quả dừa/ngày và uống quá thường xuyên vì loại nước ngọt tự nhiên này cũng có thể góp phần gây ra tình trạng thừa cân. Nếu mua nước dừa đóng chai thì bạn nên nhớ kiểm tra thành phần dinh dưỡng xem chúng có nguyên chất 100% không. Bạn hãy tránh các loại nước đã thêm chất làm ngọt hay hương liệu.

Nước dừa tươi có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp. Đây là một loại nước uống giúp bạn bổ sung dinh dưỡng và phòng bệnh một cách tự nhiên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được uống nước dừa có tác dụng gì và lượng uống phù hợp để phát huy những tác dụng này cho cơ thể.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bà bầu uống nước dừa: Mát mẹ, khỏe con
  • Món ngon từ dừa làm bé mê tít mà lại bổ dưỡng
  • Điều gì xảy ra khi bạn uống nước dừa liên tục trong một tuần?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Alpha Ketoglutarate

(34)
Tên thông thường: AKG, Acide 2-Oxoglutarique, Acide a-cétoglutarique, Acide Alpha-Cétoglutarique, Alfa-CetoglutaratoTên khoa học: Alpha KetoglutarateTác dụngAlpha Ketoglutarate dùng ... [xem thêm]

Cúc la mã

(77)
Tên gốc: Cúc la mãTên khoa học: Matricaria chamomillaTìm hiểu chungCúc la mã dùng để làm gì?Cúc la mã là một loại thuốc an toàn và đã được sử dụng trong ... [xem thêm]

Diindolylmethane

(10)
Tìm hiểu chungDiindolylmethane dùng để làm gì?Diindolylmethane được hình thành trong cơ thể từ các chất chứa trong các loại rau như cải bắp, bắp cải Brussels và ... [xem thêm]

Ngò

(86)
Tìm hiểu chungCây ngò dùng để làm gì?Cây ngò được dùng để giảm triệu chứng các vấn đề tiêu hóa bao gồm đau bụng, chán ăn, thoát vị, buồn nôn, tiêu ... [xem thêm]

Axit citric

(47)
Tên thông thường: axit citricCông thức hóa học: C6H8O7Tác dụngAxit citric dùng để làm gì?Axit citric là một axit hữu cơ yếu, có trong nhiều trái cây họ cam quýt. ... [xem thêm]

Cải xoong cạn là thảo dược gì?

(16)
Tên thông thường: cải xoong cạnTên khoa học: lepidium sativumTìm hiểu chungCải xoong cạn dùng để làm gì?Cải xoong cạn được sử dụng để chữa ho, thiếu ... [xem thêm]

Biocell collagen

(24)
Tìm hiểu chungBiocell collagen dùng để làm gì?Biocell collagen là một chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Biocell collagen chứa collagen thủy phân loại II, chondroitin ... [xem thêm]

Nhài hai màu là thảo dược gì?

(74)
Tên thông thường: nhài hai màuTên khoa học: brunfelsia unifloraTìm hiểu chungNhài hai màu dùng để làm gì?Nhài hai màu là một loại thảo dược, rễ cây nhài hai màu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN