Xóa bỏ rào cản ung thư vú trong quan hệ vợ chồng

(3.72) - 84 đánh giá

Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Acid folic, vitamin B12 và nguy cơ bị bệnh ung thư vú

Điều tra cho thấy, axit folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Một vài người cho rằng axit folic có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, liên quan đến việc sử dụng chất cồn. Nghiên cứu khác lại cho rằng, axit folic không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh. Do đó, kết quả được đưa ra đang gặp phải tranh luận. Phụ nữ mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng vitamin B12 trong máu thấp hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh.

Một nghiên cứu cho hay sự kết hợp giữa axit folic, vitamin B6 và vitamin B12 không hề làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Tuy nhiên, bạn được khuyến cáo nên sử dụng một lượng axit folic và vitamin B12 mỗi ngày. Nhìn chung, chúng tốt cho sức khỏe của bạn.

Liều dùng

Acid folic và vitamin B12 là các dạng của vitamin B. Thông thường, liều dùng được khuyến cáo với axit folic từ 25 đến 1.000 microgram một ngày và đối với vitamin B12 từ 1 đến 25 microgram một ngày. Liều lượng có thể khác nhau tùy theo thể trạng mỗi người. Sử dụng quá nhiều axit folic và vitamin B12 mỗi ngày có thể gây ra bệnh tiêu chảy. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, các bác sĩ sẽ giúp bạn kê liều dùng phù hợp, cùng với các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn điều chỉnh những bữa ăn hợp lý.

Nguồn acid folic và vitamin B12

Axit folic có trong mì ống, ngũ cốc, các loại sản phẩm bột mì, bánh quy; các loại rau như măng tây, rau bó xôi, bông cải xanh, rau diếp; các loại trái cây như chuối, dưa, chanh, đậu, nấm; gan và thận bò.

Vitamin B12 có nhiều trong thịt, trứng, sữa và các sản phẩm sữa như phô mai, sữa chua, bơ.

Bạn có thể ăn các loại thức ăn chứa axit folic và vitamin B12; hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm này được sử dụng khi bạn không thể hấp thu đủ axit folic, vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm chức năng có thể gây phản ứng phụ. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về sản phẩm bạn muốn dùng, phòng trường hợp chúng không phù hợp với bạn.

Mặc dù mối quan hệ giữa axit folic, vitamin B12 với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vẫn đang là vấn đề tranh cãi, bạn nên biết rằng có rất nhiều loại vitamin B tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đừng quên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đề phòng các phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác dụng của dầu thầu dầu đối với sức khỏe và sắc đẹp

(13)
Dầu thầu dầu là một loại dầu thực vật được sử dụng cho nhiều mục đích, từ làm đẹp da và tóc cho đến hỗ trợ sức khỏe chẳng hạn như trị táo ... [xem thêm]

5 sự thật “ngã ngửa” về chế độ ăn kiêng Paleo

(25)
Nếu bạn là người yêu thích thể thao và có lối sống khỏe mạnh hoặc đơn giản chỉ là muốn mặc bikini thật đẹp vào mùa hè này, bạn có thể áp dụng chế ... [xem thêm]

10 cách nghĩ sai lầm về bệnh cảm lạnh và cảm cúm bạn hay nghe

(37)
Thời tiết, gió lạnh, máy lạnh… là nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh cảm. Bệnh cảm lạnh phải uống kháng sinh để ngăn ngừa chuyển thành bệnh cảm ... [xem thêm]

Bạn đã chữa đau mắt đỏ đúng cách chưa?

(52)
Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.Ngày nay, ... [xem thêm]

3 bước kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn lưỡng cực

(18)
Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm lí – thần kinh, còn được gọi là bệnh lưỡng cực hay bệnh hưng-trầm cảm, đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt ... [xem thêm]

Lối sống tối giản: Buông bỏ bớt để được tự do hơn!

(84)
Khi chọn buông bỏ những thứ không cần thiết, bạn sẽ không còn bị stress vì những lo lắng vụn vặt hàng ngày hay tự ti bởi so sánh với mọi người xung quanh ... [xem thêm]

Các đường lây truyền cúm và biến chứng của bệnh

(64)
Các đường lây truyền cúm thường ít được chú tâm, nhưng nếu nhận thức rõ thì nguy cơ lây nhiễm cúm sẽ được hạn chế hiệu quả hơn. Vậy cảm cúm lây ... [xem thêm]

Xét nghiệm huyết sắc tố A1C kiểm tra bệnh tiểu đường

(97)
Xét nghiệm huyết sắc tố A1C cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ đường trong 2–3 tháng và có thể là công cụ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả kế hoạch ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN