Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

(4.33) - 31 đánh giá

Một trong những cách bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 là xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm nhanh chóng và không đau này có thể xác định cơ thể bạn kiểm soát mức insulin và đường trong máu như thế nào.

Xét nghiệp dung nạp glucose

Xét nghiệm này bắt đầu bằng việc kiêng ăn và uống trong 8 tiếng trước khi bắt đầu. Ba ngày trước khi xét nghiệm, bạn nên tập trung vào chế độ ăn giàu carbohydrate. Bạn cũng không nên uống cà phê hay hút thuốc vào buổi sáng xét nghiệm. Ở bệnh viện, bạn sẽ uống khoảng 75–100g một thức uống giàu glucose. Sau đó, trong ba giờ tiếp theo, nhiều mẫu máu (thường là bốn) sẽ được lấy ra để kiểm tra sự thay đổi nồng độ đường của bạn.

Những bệnh nhân bình thường sẽ gia tăng đáng kể lượng đường trong máu ngay sau khi uống dung dịch. Những người có bệnh tiểu đường cũng sẽ có sự gia tăng đáng kể (thường cao hơn so với những người không bị tiểu đường), nhưng nồng độ đường của họ vẫn cao trong khi một người không bị tiểu đường sẽ giảm nhanh chóng khi insulin có tác dụng lên đường huyết của họ.

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống và chẩn đoán bệnh tiểu đường

Khi đối mặt với kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống cao bất thường, bạn được cho là đã “rối loạn dung nạp glucose”. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường nếu sau hai lần xét nghiệm vào hai ngày khác nhau cho thấy phản ứng glucose và insulin kém. Nếu bệnh nhân mang thai thực hiện xét nghiệm này, cô ấy có thể được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường thai kỳ nếu nồng độ đường huyết lúc đói là cao và không thể trở lại bình thường sau khi xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.

Khi nồng độ đường trong máu của một người không hạ thấp sau khi tăng vào lúc đầu, bác sĩ thường khuyến cáo xét nghiệm lần thứ hai vào một ngày khác. Điều quan trọng là theo dõi bất kỳ kết quả cao bất thường nào – đặc biệt nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này. Điều quan trọng là chẩn đoán bệnh tiểu đường và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt: bệnh tiểu đường không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương đa cơ quan, suy yếu sức khỏe kéo dài, và thậm chí tử vong.

Hãy nhớ rằng khi được chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose không có nghĩa là bạn sẽ tự động phát triển bệnh tiểu đường. Khoảng 5% bệnh nhân rối loạn dung nạp glucose sẽ phát triển bệnh tiểu đường. Nhiều người trong số những người được chẩn đoán sớm có rối loạn dung nạp glucose có thể tránh bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống của họ. Ví dụ, giảm 5–10% trọng lượng cơ thể và tham gia tập thể dục vừa phải chỉ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường gần 50%!

Bạn càng xét nghiệm dung nạp glucose sớm chừng nào, bạn sẽ sớm thực hiện thay đổi để cải thiện chất lượng cuộc sống, và thậm chí giúp bạn tránh khỏi các vấn đề sức khỏe lâu dài nghiêm trọng. Những thay đổi này cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí y tế dài hạn và mất thời gian trong công việc.

Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Trước khi xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu không ăn, hoặc uống vài loại nước nhất định, cho đến 8–12 tiếng trước khi xét nghiệm.

Bạn có thể được yêu cầu không dùng một số thuốc nhất định để chuẩn bị cho xét nghiệm, nếu chúng sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Theo Medical News Today, đối với xét nghiệm, trước tiên bạn sẽ lấy máu để đo nồng độ đường trong máu trước khi xét nghiệm. Giai đoạn tiếp theo là uống một thức uống giàu glucose, có hương vị rất ngọt.

Mẫu máu sẽ được lấy thêm giữa các khoảng thời gian bằng nhau mỗi 30 hoặc 60 phút hoặc một xét nghiệm đơn lẻ sau đó 2 giờ. Xét nghiệm có thể mất đến 3 giờ.

Giữa các xét nghiệm máu, bạn cần phải chờ đợi nên tốt nhất là mang theo sách báo để đọc, hoặc làm một điều gì đó để giết thời gian.

Kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống nên như thế nào?

Những người không có bệnh tiểu đường

  • Chỉ số lúc đói (trước khi xét nghiệm): dưới 6 mmol/l.
  • Sau 2 tiếng: dưới 7,8 mmol/l.

Những người có rối loạn dung nạp glucose (IGT)

  • Chỉ số lúc đói (trước khi xét nghiệm): 6,0–7,0 mmol/l.
  • Sau 2 tiếng: 7,9–11,0 mmol/l.

Nồng độ của tiểu đường

  • Chỉ số lúc đói (trước khi xét nghiệm): hơn 7.0 mmol/l.
  • Sau 2 tiếng: trên 11,0 mmol/l.

Nếu bạn có rối loạn dung nạp glucose, bạn có thể được tư vấn để thực hiện thay đổi lối sống. Trong một số trường hợp, bạn có thể được khuyên dùng thuốc hạ đường huyết.

Nếu bạn ở mức tiểu đường, rất có thể thuốc kiểm soát đường huyết sẽ được kê toa để giúp cơ thể bạn hạ thấp lượng đường trong máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bất ngờ với tác dụng của các thuốc tẩy lông theo toa

(47)
Tại sao bạn phải chịu khổ sở với các cách tẩy lông gây đau đớn, kéo dài, tốn kém và khó chịu trong khi chỉ cần uống một viên thuốc tẩy lông kê toa ... [xem thêm]

Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường

(82)
Bệnh vảy nến có lây không? Thật ra, đây là một bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu điều này nên nghĩ người bệnh sẽ lây cho mình, ... [xem thêm]

Làm sáng tỏ 5 quan niệm sai lầm khi uống vitamin C

(17)
Uống vitamin C là việc rất cần thiết để có được làn da tươi sáng và cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, để việc uống vitamin C phát huy đúng công dụng của nó, ... [xem thêm]

19 trò chơi âm nhạc thú vị dành cho bé yêu

(25)
Các trò chơi âm nhạc không những giúp thiên thần nhỏ vui vẻ mà còn hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển tính cách và tài năng của con sau này.Âm nhạc ... [xem thêm]

17 bí quyết khi vượt cạn nếu bạn lần đầu làm mẹ

(61)
Lần đầu làm mẹ, bạn sẽ trải nghiệm rất nhiều thay đổi từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. Thời điểm vượt cạn để đón con yêu ra đời sẽ khiến ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì để giữ bình tĩnh khi con không ngoan?

(99)
Bạn đã từng giận giữ, la mắng con nhưng điều đó chẳng làm trẻ nhận sai thậm chí trẻ trở nên lì hơn, khó bảo và ngày càng xa cách với bạn. Bạn đã ... [xem thêm]

Đưa trẻ sơ sinh về nhà từ bệnh viện

(22)
Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà là một sự kiện lớn. Nếu đây là bé đầu lòng, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều lo lắng. Vậy khi đưa bé từ viện về ... [xem thêm]

Tránh xa chất bột đường có phải là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả?

(54)
Cắt giảm đường hoàn toàn sẽ không phải là cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả nếu bạn không phối hợp với những liệu pháp khác nhằm kiểm soát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN