Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi

(4.36) - 96 đánh giá

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được phối hợp các loại thực phẩm khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn ngon, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Hiện nay, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều bà mẹ Việt quan tâm vì những ưu điểm vượt trội mang lại trong việc chăm sóc trẻ. Cùng Chúng tôi tìm hiểu về ưu điểm của phương pháp này để lên thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 18 tháng tuổi nhé.

4 ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Bộ cối rây dùng để chế biến thức ăn dặm cho trẻ
  • Ưu điểm đầu tiên của phương pháp này là việc chế biến thức ăn không dùng cối xay mà dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn, giúp bé yêu dễ nuốt và cảm nhận được đầy đủ hương vị, tính chất của món ăn. Đồng thời, giúp các bà mẹ dễ dàng điều chỉnh được độ lỏng, đặc, độ thô của món ăn theo từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Trong quá trình bé tập ăn dặm, việc ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô, từ ít tới nhiều… giúp bé dần tự học được kỹ năng nhai, nuốt tốt.
  • Kích thích vị giác: Việc bạn cho bé ăn riêng từng loại thức ăn giúp con nhận biết được mùi vị của từng loại thực phẩm.
  • Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì: Người Nhật không dùng xương, thịt để nấu nước dùng chế biến thức ăn dặm cho trẻ mà dùng cá khô bào và rong biển (những thực phẩm có hàm lượng canxi cao, ít chất béo). Loại nước dùng này gọi là dashi. Nhờ vậy, trẻ khỏe mạnh và không bị béo phì.
  • Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5 – 18 tháng tuổi

    Tùy theo sự phát triển của bé, bạn chọn thời điểm cho con ăn dặm thích hợp. Thông thường khi được 5 – 6 tháng tuổi, bé có thể ngồi được nếu có sự hỗ trợ. Đây là giai đoạn thích hợp để tập cho bé bắt đầu ăn dặm.

    Lưu ý là cho con ăn dặm bằng thực đơn ăn dặm của người Nhật không có nghĩa là bạn phải dùng các thực phẩm như người Nhật. Để phù hợp với nguồn thực phẩm ở địa phương, bạn có thể dùng các loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ, thịt gà… để nấu nước súp cho bé. Dưới đây là thực đơn cho bé ăn dặm qua 4 giai đoạn chính. Cụ thể như sau:

    1. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 – 6 tháng tuổi

    Đây là giai đoạn bé tập ăn dặm, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày, thức ăn lỏng, mịn. Mục đích là để cho bé tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa, tập phản xạ nuốt thức ăn.

    • Lượng sữa tiêu thụ của bé trong một ngày:
      • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
      • Trẻ uống sữa công thức: ngày 6 cữ, mỗi cữ khoảng từ 90 – 120ml.
    • Số bữa ăn/ngày: 1 bữa/ngày nên cho bé ăn vào gần trưa (10 giờ). Lượng thức ăn tăng dần: cháo 5 – 30g, rau củ quả 5 – 20g, đạm 5 – 10g.
    • Lưu ý khi nấu cháo cho bé 5 – 6 tháng tuổi:
      • Cháo trắng nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước hoặc 1 cơm : 4,5 nước. Lưu ý tỷ lệ này là dùng cho nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu nấu bằng nồi thông thường, bạn phải tăng lượng nước lên cho phù hợp.
      • Bạn không nên nêm muối vào thức ăn của bé, chỉ nên cho bé ăn cá có thịt màu trắng như cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá thu, cá chẽm… nhằm tránh dị ứng.

    Sau khi bé tập ăn dặm được khoảng 1 – 2 tuần, bữa ăn của bé phải có đầy đủ ba nhóm thực phẩm chính gồm: tinh bột (gạo, miến, mì, bún), đạm (thịt, cá, đậu…), chất xơ (rau, củ, quả).

    Các loại rau củ mà bé có thể ăn trong giai đoạn này là: bí đỏ, cà rốt, bông cải, khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan, cải ngọt, cải bó xôi… hấp/luộc chín, giã nhuyễn, rây mịn. Với bé 5 – 6 tháng tuổi, bạn chỉ nên cho bé ăn đậu phụ trắng, thịt gà, lòng đỏ trứng gà (luộc chín kỹ), cá thịt trắng (cá lóc, cá điêu hồng, cá rô)… để tránh dị ứng.

    Bạn có thể nạo nhuyễn các loại trái cây như: bơ, chuối, xoài, đu đủ chín nhừ, dưa hấu, lê, táo… cho bé ăn tráng miệng.

    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi:

    2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7 – 8 tháng

    Nhiều bé ở độ tuổi này có thể nuốt thức ăn thành thục, ăn được thức ăn thô hơn. Bạn hãy nấu mềm thức ăn, nghiền sơ để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng lưỡi và nướu.

    • Lượng sữa:
      • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
      • Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ngày (lượng sữa tùy theo nhu cầu của bé).
    • Số bữa ăn/ngày: 2 bữa/ngày, sáng – chiều, lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, rau: 25g, đạm: 10 – 15g.
    • Lưu ý khi nấu cháo cho bé 7 – 8 tháng tuổi: Cháo trắng nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 7 nước hoặc 1 cơm : 3 nước hoặc cho bé ăn bún, miến, mì…

    Ngoài các loại rau củ như trong thực đơn cho bé 5 – 6 tháng, bạn có thể thêm cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi… thái nhuyễn. Bé 7 – 8 tháng, bạn có thể cho bé ăn thịt nạc (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), gan. Bạn nên cho bé ăn từng ít một để xem bé có dị ứng với thức ăn nào hay không.

    Đối với các loại trái cây, bạn nên cắt thành dạng dài để tập cho bé cầm, tự cắn ăn. Việc này giúp bé dần biết cách tự điều chỉnh cắn miếng trái cây như thế nào để có thể nhai, nuốt dễ dàng.

    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi

    3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi

    Khi được 9 – 11 tháng tuổi, nhiều bé đã bắt đầu biết cắn, nhai, bằng nướu dùng lưỡi đè nát thức ăn. Bạn có thể hầm mềm một số loại rau củ, rồi thái nhỏ để bé nhai, nuốt dễ dàng. Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể nêm gia vị vào thức ăn cho con.

    • Lượng sữa:
      • Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
      • Trẻ uống sữa công thức: 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml).
    • Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều), lượng thức ăn/bữa: cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu cho ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.
    • Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé 9 – 11 tháng tuổi:
      • Cháo đặc nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 5 nước hoặc 1 cơm : 2 nước.
      • Các loại rau củ, quả được hấp/luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ cho bé tập nhai.
      • Thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm… hấp chín, xé sợi, giã nhỏ. Cá hấp chín, dằm nát. Ngoài ra, bạn có thể nấu chung thịt/cá cùng cháo của bé.
      • Các loại trái cây nên thái thanh dài cỡ ngón tay út cho bé tự cầm ăn. Riêng nho bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc, tránh cho bé khỏi bị hóc. Cam, quýt, bưởi bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.

    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 11 tháng:

    4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 – 18 tháng tuổi

    Ở độ tuổi này, bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn của bé không cần nấu mềm như trước. Khi bé đã biết cầm nắm thức ăn thuần thục, bạn hãy cho bé dùng thìa tự xúc thức ăn. Việc này là nhằm giúp bé tự lập hơn và có thể tự ăn một mình.

    Nếu đã cai sữa cho con (đối với trẻ bú mẹ), bạn cần cho bé bổ sung 2 cữ ăn phụ/ngày. Đối với những bé uống sữa công thức, bạn hãy tập cho bé uống sữa bằng ly để dễ dàng vệ sinh dụng cụ và bé nhanh chóng biết uống nước, sữa như người lớn.

    • Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều) cùng 2 bữa phụ.
      • Cơm nát: 80 – 90g
      • Đạm: Cá, tôm cua: 15 – 18g, lòng đỏ trứng: 2/3 quả, thịt lợn, thịt bò: 5 – 18g, đậu phụ: 50g
      • Rau: 40 – 50g.
    • Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé:
      • Cơm nát nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 2 nước hoặc 1 cơm : 1 nước.
      • Đối với các loại rau củ quả như cà rốt, đậu que, ngô non… bạn hãy luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
        • Các loại thịt như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm… thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến cho bé dễ cắn. Bé ở giai đoạn này đã có thể ăn tôm (luộc/hấp chín, bóc vỏ để nguyên con), sò.
    • Trái cây tráng miệng: Thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.

    Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 12 – 18 tháng

    4 lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

  • Bạn có thể dùng thìa súp để định lượng lượng thức ăn cho bé, 1 thìa cà phê tương đương với khoảng 5g hoặc 5ml thực phẩm.
  • Vì lượng thức ăn dùng một lần cho bé là tương đối ít. Do đó, bạn hãy trữ đông nước dùng dashi, nước dùng gà hay nước hầm rau củ bằng cách dùng khay đá có nắp đậy trữ đông để dùng dần.
  • Tỷ lệ gạo và nước để nấu cháo nêu trên là dùng với nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu nấu bằng nồi thông thường, bạn phải tăng lượng nước lên cho thích hợp. Hãy ngâm gạo trước khi nấu từ 30 phút – 1 giờ để cháo nhanh mềm.
  • Cháo để nguội, cho vào khay đá có nắp đậy trữ đông để dùng dần. Do đó, bạn nên nấu cháo nhiều hơn lượng cần dùng một chút để trừ hao.
  • Trong quá trình cho bé ăn dặm, bạn hãy chú ý đến tâm lý của bé yêu. Hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất, được chọn lựa món ăn mà trẻ thích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ép trẻ ăn khiến trẻ trở nên sợ ăn. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt về sau.

    Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm bài viết “6 bí mật quan trọng về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật” để hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm này.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bạn nên thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần

    (45)
    Hầu hết các nha sĩ đồng ý rằng bạn nên thay bàn chải mỗi 3 tháng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sau 3 tháng sử dụng bình thường, các bàn chải sẽ giảm hiệu ... [xem thêm]

    Nói lời xin lỗi: 7 bước để có một lời xin lỗi chân thành

    (74)
    Không phải tất cả lời xin lỗi nói ra đều được mọi người tha thứ, mà phụ thuộc vào việc bạn đã nói lời xin lỗi một cách chân thành hay chưa. Để có ... [xem thêm]

    Bà bầu quan hệ tình dục bằng hậu môn có an toàn không?

    (48)
    Quan hệ tình dục bằng hậu môn sẽ không có gì đáng lo ngại nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu muốn thử cách “yêu” này, bạn sẽ phải ... [xem thêm]

    Để ngăn ngừa HIV hiệu quả, bạn cần biết các thông tin sau

    (14)
    Tình trạng nhiễm HIV được xem là mối nguy hiểm lớn, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của nhiều người. Sự thiếu hiểu biết làm cho việc ngăn ngừa HIV trở ... [xem thêm]

    Lời khuyên cho người chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

    (21)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

    (87)
    Bạn có thể từng nghe mọi người bảo dùng kem đánh răng bôi vào chỗ da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu khi vừa mới bị bỏng? Thật ra, không ... [xem thêm]

    5 cách phòng bệnh viêm gan bạn nên biết

    (75)
    Viêm gan là bệnh lý phổ biến và dễ lây truyền, có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, gây hại sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của người ... [xem thêm]

    Chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý)

    (17)
    Tìm hiểu chungBệnh chán ăn thần kinh (biếng ăn tâm lý) là bệnh gì?Chán ăn thần kinh hay còn gọi là chán ăn tâm thần hoặc biếng ăn tâm lý. Đây là một chứng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN