Quá trình ghép tụy diễn ra như thế nào?

(4.47) - 63 đánh giá

Ghép tụy là một thủ thuật phẫu thuật thay thế tuyến tụy bệnh bằng một tuyến tụy khỏe mạnh từ người hiến tặng đã qua đời. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị ưu tiên vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó.

Tuyến tụy nằm phía sau phần dưới của dạ dày, chịu trách nhiệm cho việc sản xuất insulin, một hormone phụ trách điều hòa sự hấp thu glucose vào tế bào. Nếu tuyến tụy không hoạt động bình thường, lượng đường trong máu có thể tăng đột biến, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1.

Thông thường, ghép tụy là một lựa chọn điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Mặc dù cấy ghép có thể chữa bệnh tiểu đường, nhưng đây không phải là phương pháp điều trị đầu tiên. Do tác dụng phụ đáng kể đi kèm với ghép tụy nên đây thường là phương sách cuối cùng cho những người bệnh bị các biến chứng nghiêm trọng. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có thể có chuyển biến tích cực hơn sau phẫu thuật cấy ghép này.

Ở những bệnh nhân tiểu đường mà thận bị tổn thương, phẫu thuật này có thể được thực hiện kết hợp với ghép thận.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi ghép tụy?

Nếu bác sĩ nghĩ rằng ghép tụy có thể có hiệu quả, họ sẽ giới thiệu bạn đến một bệnh viện chuyên thực hiện loại phẫu thuật này.

Tại bệnh viện, bạn sẽ được đánh giá để xem có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật cấy ghép hay không. Nếu thận cũng suy yếu, nhân viên y tế sẽ đánh giá và xác định xem có thể ghép thận trong cùng một cuộc phẫu thuật với ghép tuyến tụy không hay bạn cần ghép thận trước và ghép tụy sau.

Khi tình trạng của bạn đã được xác nhận, tên của bạn sẽ nằm trong danh sách chờ nhận tạng.

Quy trình ghép tụy diễn ra như thế nào?

Khi người hiến tặng tặng tuyến tụy, việc cấy ghép cần được thực hiện ngay lập tức. Bạn sẽ được gây mê. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết mổ dài trên bụng. Sau đó, tuyến tụy được đặt bên trong và kết nối với các mạch máu gần đó và ruột. Tuyến tụy cũ thường được giữ nguyên để duy trì sản xuất các dịch tiêu hóa liên quan sau khi tuyến tụy mới được cấy ghép bắt đầu sản xuất insulin. Bạn sẽ phải nhập viện trong một vài tuần. Bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường sau một vài tháng.

Các nguy cơ của việc ghép tụy?

Để ngăn ngừa thải ghép, bạn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch trong suốt phần đời còn lại. Những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như gây loãng xương, cholesterol cao, huyết áp cao, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù, sưng nướu răng, mụn trứng cá, tóc mọc quá mức hoặc rụng tóc. Ngoài ra, khi các thuốc ức chế miễn dịch hoạt động, chúng làm cho hệ miễn dịch suy yếu nên khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc bệnh.

Phẫu thuật này cũng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như cục máu đông, chảy máu, nhiễm trùng, tăng đường huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu, ghép thất bại cùng những vấn đề khác.

Chúng tôi không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo hay giúp mẹ kiểm soát cơn thèm khoai tây chiên ở bé

(49)
Thực phẩm lành mạnh giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tối ưu cũng như hỗ trợ khả năng học tập. Cha mẹ nên cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất ... [xem thêm]

Dầu gội khô có thực sự giúp bạn làm sạch tóc?

(10)
Những loại dầu gội khô dạng xịt hoặc dạng bột có tác động làm giảm đi chất nhờn và dầu trên tóc của bạn mà còn làm tóc bạn dày hơn. Những loại ... [xem thêm]

10 dấu hiệu thiếu máu mà bạn không nên bỏ qua

(77)
Nếu bạn thấy khó thở, lạnh tay chân và cơ thể suy nhược thì đây có thể là những dấu hiệu thiếu máu mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua!Thiếu máu là ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách chữa đau răng cho bé bằng tinh dầu?

(38)
Một trong những cách chữa đau răng cho bé được rất nhiều bà mẹ áp dụng là sử dụng tinh dầu. Nếu áp dụng hình thức này, bạn cần chú ý trong việc lựa ... [xem thêm]

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Bạn phát hiện tinh dịch có máu?

(77)
Khi tinh dịch có máu, chắc hẳn đấng mày râu nào cũng sẽ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, đây không hẳn là một dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. ... [xem thêm]

Quả khế (trái khế): Tác dụng, tác hại và cách chế biến A-Z

(25)
Bạn có thể nấu nhiều món ăn đậm đà hương vị với quả khế như canh chua, cá rô kho, ốc xào… Đây là những món ăn vừa thơm ngon lại bổ dưỡng vì mang ... [xem thêm]

Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 2)

(25)
Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN