Mang thai ở độ tuổi 40: lợi và hại

(4.13) - 55 đánh giá

Ngày nay nhiều ông bố bà mẹ vì mải lo cho sự nghiệp mà không tính đến chuyện sinh con đẻ cái. Đợi đến khi đã gần 40, họ mới bắt đầu nghĩ đến chuyện có con. Một số người cho rằng mang thai ở độ tuổi 40 sẽ không phải lo lắng nhiều thứ như tài chính và sự nghiệp. Tuy nhiên mang thai ở độ tuổi này lại đem đến khá nhiều vấn đề về sức khỏe cho bạn cũng như đứa trẻ. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu lý do tại sao nhé.

Cơ hội có thai tự nhiên ở phụ nữ độ tuổi 40 chỉ từ 5% – 20%

Cơ hội này còn tùy vào độ tuổi chính xác nữa. Với phụ nữ 40 tuổi, cơ hội thụ thai là khoảng 20%, và sẽ giảm xuống chỉ còn dưới 5% ở tuổi 45 trở đi mà thôi (tính riêng cho mỗi chu kì kinh).

Sau tuổi 45, bạn sẽ rất khó có cơ hội mang thai một cách tự nhiên. Càng gần tới tuổi mãn kinh, số lượng trứng của bạn sẽ càng sụt giảm nghiêm trọng. Ở tuổi này, khả năng thụ thai của bạn giảm không chỉ là do số lượng trứng giảm, mà còn cả sự giảm chất lượng của trứng nữa. Ngoài 40 tuổi, trứng được phóng thích ra từ buồng trứng của bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị các vấn đề về cấu trúc hơn (bất thường nhiễm sắc thể). Trứng bị bất thường nhiễm sắc thể có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai và gây ra dị tật bẩm sinh.

Thuận lợi và bất lợi của việc mang thai ở độ tuổi 40 là gì?

Thuận lợi khi mang thai ở độ tuổi 40

Chắc chắn ai cũng nhận thấy cái lợi nhất khi có con ở độ tuổi này là bạn được chuẩn bị sẵn sàng cả về mặt tinh thần lẫn tài chính. Bạn đã có thời gian để trải nghiệm cuộc sống, có sự nghiệp ổn định, có mối cảm thông được xây dựng từ lâu với chồng. Tất cả đều là nền tảng vững chắc cho một gia đình hạnh phúc.

Tuổi tác đem lại kinh nghiệm và sự hiểu biết cho bạn để có thể dễ dàng chăm lo cho con. Phụ nữ có tuổi cũng thường có xu hướng cho con bú tự nhiên hơn. Thu nhập của bạn cao hơn nên bạn không phải lo nghĩ nhiều về tài chính, việc quay trở lại công việc sau thời kì hậu sản cũng không có gì đáng ngại.

Ngoài ra, khi mang thai ở độ tuổi 40, có khả năng bạn sẽ mang song thai. Từ 45 tuổi trở đi, tỉ lệ mang song thai của phụ nữ là xấp xỉ 50% vì càng đến gần giai đoạn mãn kinh, hệ nội tiết trong cơ thể người phụ nữ sẽ phải làm việc nhiều hơn, điều đó đôi khi làm trứng rụng cùng lúc 2 quả trong một chu kì kinh. Cả 2 trứng đều có thể được thụ tinh và kết quả là bạn sẽ mang song thai. Nếu đang sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản, nội tiết tố FSH (follicle stimulating hormone), bạn càng có nhiều cơ hội mang song thai đấy.

Bất lợi khi mang thai ở độ tuổi 40

Nếu bạn mang thai ở tuổi 40, bạn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn trong giai đoạn thai kì. Khi mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ thường sẽ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe.

Nếu bạn có vấn đề gì về sức khỏe, bác sĩ sẽ ghi nhận việc mang bầu của bạn là “thai kì nguy cơ cao”. Tuy nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng điều này sẽ giúp cho bạn có được sự chăm sóc cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Cụ thể hơn, bạn có nguy cơ gặp các vấn đề sau đây cao gấp đôi so với phụ nữ trẻ tuổi hơn:

  • Đái tháo đường thai kì;
  • Tiền sản giật;
  • Tăng huyết áp;
  • Nhau tiền đạo;
  • Nhau bong non.

Việc sinh nở cũng sẽ trở nên vất vả hơn, bạn có thể sẽ phải sanh mổ hoặc sanh non. Thai nhi trong bụng sẽ có ngôi thai và kiểu thế bất thường khi chuyển dạ. Con bạn khi sinh cũng có nguy cơ bị nhẹ cân.

Nguy cơ gặp các vấn đề bất thường nhiễm sắc thể cũng sẽ tăng cao lên cùng với tuổi tác. Nguy cơ sinh con bị hội chứng Down ở phụ nữ 40 tuổi là 1/200. Tỉ lệ này là rất cao so với 1/700 ở phụ nữ tuổi từ 35 đến 39, chiếm 1/1500 ở phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi.

Tuổi tác được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thai nhi có vấn đề trong các xét nghiệm tầm soát thai kì. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm bằng cách chọc hút ối hoặc sinh thiết gai nhau để chắc chắn hơn về các vấn đề bất thường nhiễm sắc thể của thai.

Các bất thường nhiễm sắc thể này còn làm tăng nguy cơ sẩy thai. Có khoảng 1 nửa thai phụ ở tuổi 42 bị sẩy thai. Tỉ lệ này còn tăng cao hơn lên đến ¾ ở thai phụ trên 45 tuổi.

Nhìn sơ qua thì có vẻ mang thai ở độ tuổi 40 có quá nhiều bất lợi. Nhưng bạn cũng đừng nên quá lo lắng, hãy nhớ là vẫn có rất nhiều phụ nữ ngoài 40 rồi mà vẫn mang thai thuận lợi. Thế nên đừng vì chút khó khăn mà từ bỏ mơ ước làm mẹ ở độ tuổi này nhé.

Bạn nên làm gì nếu muốn có thai ở độ tuổi 40?

Đầu tiên bạn cần phải thay đổi lối sống để giúp việc thụ thai trở nên dễ dàng. Hãy đảm bảo không có khói thuốc lá trong ngôi nhà của bạn. Bạn cũng nên duy trì cân nặng hợp lý và đoạn tuyệt với tất cả những thứ dính líu tới cồn như rượu, bia đi nhé.

Nếu bạn quan hệ 3 lần một tuần liên tục trong 3 tháng, không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có thai thì hãy đi gặp bác sĩ . Một vài vấn đề về sức khỏe có thể khiến cho bạn khó thụ thai ở tuổi này.

Trước khi quyết định mang thai, hãy đến bác sĩ ngay nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Kinh nguyệt không đều;
  • Cơ thể mắc hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Bạn đang bị các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD).

Và nhớ đừng chỉ đi gặp bác sĩ một mình nhé, tốt nhất là cả 2 vợ chồng nên cùng đi vì chồng bạn cũng cần phải được kiểm tra nữa đấy.

Nguy cơ đối với thai nhi khi mẹ từ 40 tuổi trở lên

Khoảng 1/3 trong tất cả những lần mang thai ở phụ nữ tuổi từ 40 đến 44 bị sẩy. Có nhiều lý do cho chuyện này: trứng bị khiếm khuyết nên thai không thể phát triển được, nội mạc tử cung không đủ dày để cho phôi phát triển hoặc máu nuôi cung cấp cho tử cung không đủ để duy trì thai nhi.

Tỉ lệ nhau tiền đạo, nhau bong non cũng tăng cao. Trẻ còn bị tăng nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bạn có nên mang thai sau tuổi 35?
  • Cách để lựa chọn vitamin tốt nhất trước khi mang thai?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bố mẹ cần biết khi con bị cảm lạnh

(47)
Cảm lạnh là một bệnh thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ bị cảm lạnh tuy không mấy nguy hiểm nhưng các triệu chứng của bệnh lại ít nhiều gây ... [xem thêm]

Mittelschmerz

(12)
Tìm hiểu chungMittelschmerz là gì?Mittelschmerz là tình trạng đau bụng dưới một bên liên quan đến rụng trứng. Từ tiếng Đức mittelschmerz có nghĩa là “đau giữa ... [xem thêm]

“Giải mã” bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không

(21)
Ngày nay, gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không vẫn còn là mối băn khoăn của không ít người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những căn bệnh ... [xem thêm]

10 điều bạn nên biết khi tự xét nghiệm HIV tại nhà

(12)
Nếu cảm thấy ngần ngại khi phải đến các trung tâm y tế, bạn có thể lựa chọn cách tự xét nghiệm HIV tại nhà dựa vào mẫu máu để xác định tình trạng ... [xem thêm]

9 lời khuyên dinh dưỡng cho chàng trai tuổi dậy thì

(84)
Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, khoảng 10 tuổi ở bé gái và 12 tuổi ở bé trai, trẻ sẽ thường xuyên thèm ăn và mau đói khi vận động. Hãy cùng Chúng tôi ... [xem thêm]

Đề phòng bệnh lyme ở trẻ để tránh biến chứng nguy hiểm

(74)
Con bạn thường chơi ở khu vực nhiều bụi rậm. Sau đó, con có các triệu chứng như cúm và nổi mẩn đỏ? Nếu có các triệu chứng này, con bạn có thể mắc ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến cận giáp

(74)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bỏ tuyến cận giáp là gì?Hầu hết mọi người đều có 4 tuyến cận giáp, các tuyến này thường nằm ở cổ và có vai trò kiểm ... [xem thêm]

Bạn đã biết về bệnh hen suyễn do tập thể dục?

(33)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN