Hiện tượng đau mắt đỏ sẽ kéo dài bao lâu?

(4.48) - 14 đánh giá

Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.

Ngày nay, hiện tượng đau mắt đỏ tương đối phổ biến. Nó có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị. Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng đau mắt đỏ sẽ chấm dứt trong vòng vài ngày hoặc lâu nhất là hai tuần.

Phân loại đau mắt đỏ

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia chia hiện tượng đau mắt đỏ thành hai nhóm chính, bao gồm:

Đau mắt đỏ do virus gây ra

Các virus như adenovirus và herpes có khả năng gây nên hiện tượng đau mắt đỏ. Thông thường, loại bệnh này sẽ tự hết mà không cần điều trị trong 7–14 ngày.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra

Hiện tượng đau mắt đỏ có thể xảy ra từ việc nhiễm các loài khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumonia. Bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý tình trạng nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt. Nếu không, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh trong vòng 10 ngày, khiến bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những triệu chứng như đỏ mắt hoặc chảy nước mắt liên tục báo hiệu bạn đang bị đau mắt đỏ. Các dấu hiệu này sẽ trở nặng trong vòng 3–7 ngày.

Thuốc kháng sinh có hiệu quả đối với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra. Nếu hiện tượng đau mắt đỏ xuất hiện do virus hoặc yếu tố khác, kháng sinh sẽ không thể giúp ích nhiều trong trường hợp này.

Bạn có thể quan tâm: Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết.

Các triệu chứng của hiện tượng đau mắt đỏ

Bạn có thể bị nhiễm virus gây đau mắt đỏ khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, nếu để mắt tiếp xúc với nước đã nhiễm virus, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

Trong khi đó, nếu bị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây nên, bạn có khả năng nhiễm bệnh từ việc:

  • Chạm vào mắt khi tay dơ
  • Đồ trang điểm bị nhiễm khuẩn
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị đau mắt đỏ

Điểm chung của hai loại hiện tượng đau mắt đỏ là chúng đều có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, cả hai đều biểu hiện triệu chứng giống nhau, bao gồm:

  • Tròng trắng mắt chuyển đỏ hoặc hồng
  • Chảy nước mắt nhiều
  • Ngứa mắt
  • Sưng mắt
  • Cảm thấy nóng trong mắt
  • Kích ứng mắt
  • Ghèn bám dày ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt vào buổi sáng

Tuy vậy, bạn vẫn có thể phân biệt hai nhóm đau mắt đỏ bằng những dấu hiệu riêng, chẳng hạn như:

Đau mắt đỏ do virus

  • Thường bắt đầu ở một mắt và có nguy cơ lây sang mắt còn lại
  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp là tiền đề cho sự phát bệnh
  • Chảy nước mắt thường xuyên

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

  • Có thể bắt đầu từ việc nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng tai
  • Ảnh hưởng cả hai mắt
  • Dịch (mủ) dày xuất hiện, khiến mí mắt dính vào nhau

Các chuyên gia có thể chẩn đoán hiện tượng đau mắt đỏ xảy ra ở bạn là do virus hoặc vi khuẩn gây ra bằng cách lấy mẫu dịch tiết ra từ mắt đem đi xét nghiệm.

Bạn có thể muốn biết: Những dấu hiệu của bệnh về mắt bạn không được bỏ qua.

Các biện pháp điều trị hiện tượng đau mắt đỏ

Trong hầu hết trường hợp, tình trạng đau mắt đỏ có thể được cải thiện mà không cần bất kỳ liệu pháp cụ thể nào trong vài ngày đến hai tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể điều trị những triệu chứng bằng cách:

  • Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt để duy trì độ ẩm của mắt
    (Lưu ý, bạn cần bỏ chai thuốc này đi ngay khi hết bệnh để tránh tình trạng tái nhiễm)
  • Dùng túi lạnh hoặc túi ấm, áp lên khu vực mắt để giảm sưng
  • Lấy khăn giấy hoặc khăn ướt làm sạch dịch tiết ra từ hốc mắt

Đối với hiện tượng đau mắt đỏ nặng, các bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc, bao gồm các loại:

  • Thuốc kháng virus dành cho hiện tượng đau mắt đỏ do virus herpes simplex hoặc varicella-zoster gây ra
  • Thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ có thể giúp làm sạch các trường hợp nghiêm trọng của hiện tượng đau mắt đỏ do vi khuẩn

Để tránh trường hợp tái nhiễm, sau khi hiện tượng chấm dứt, bạn nên:

  • Bỏ toàn bộ mỹ phẩm cũng như những dụng cụ trang điểm hoặc vật dụng cá nhân bạn đã sử dụng lúc đang bệnh
  • Thay kính áp tròng bạn đã sử dụng khi bị bệnh
  • Khử trùng kính mắt và hộp đựng kính

Làm thế nào để phòng ngừa hiện tượng đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là một trong những vấn đề sức khỏe dễ truyền nhiễm nhất. Để phòng ngừa lây nhiễm, bạn nên:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
  • Rửa tay trước khi đeo kính áp tròng
  • Đảm bảo tay sạch khi dùng thuốc nhỏ mắt
  • Nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc vật dụng cá nhân của người đó, lưu ý rửa sạch tay với chất khử trùng chứa cồn (ethanol 70%)
  • Không dụi mắt hoặc để tay tiếp xúc với mắt
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chăn, gối hay dụng cụ trang điểm
  • Giặt drap giường, khăn mặt và khăn tắm với nước nóng mỗi tuần một lần
  • Vệ sinh kính mắt hoặc kính áp tròng thường xuyên

Nếu bạn có hiện tượng đau mắt đỏ, hãy xin phép làm việc hoặc học tại nhà cho đến khi tình trạng kết thúc để tránh lây nhiễm cho người khác.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Các trường hợp đau mắt đỏ đa phần nhẹ, có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần liệu pháp điều trị cụ thể, đồng thời không gây nên bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Tuy nhiên, hiện tượng đau mắt đỏ có thể gây sưng giác mạc. Dù vậy, biến chứng này có thể được điều trị dễ dàng.

Bạn nên đến gặp các chuyên gia nhãn khoa để chẩn đoán và điều trị nếu như bắt gặp những dấu hiệu sau:

  • Cảm giác đau nhói ở mắt càng lúc càng tăng
  • Tầm nhìn bị nhòe
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng hoặc những vấn đề liên quan đến thị lực khác
  • Tròng trắng chuyển thành đỏ sẫm
  • Triệu chứng không thuyên giảm sau một tuần hoặc sau 24 giờ kể từ lúc bạn sử dụng thuốc kháng sinh
  • Các triệu chứng đau mắt đỏ trở nặng theo thời gian

Ngoài ra, nếu hệ miễn dịch của bạn yếu do hệ lụy từ bệnh ung thư, HIV hay tác dụng phụ từ những loại thuốc đang dùng, bạn nên sắp xếp công việc để sớm đến gặp bác sĩ nhãn khoa.

Triển vọng

Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Phần lớn những ca đau mắt đỏ có thể tự động khỏi mà không cần sự can thiệp y tế.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên và không dùng chung vật dụng cá nhân có thể ngăn ngừa sự lây lan của hiện tượng đau mắt đỏ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn cần biết về giấc mơ

(16)
Mơ là một hiện tượng thường xuyên xuất hiện khi chúng ta ngủ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giấc mơ của mình chưa?Giấc mơ là những ảo giác xảy ra trong ... [xem thêm]

6 lợi ích của múa bụng khiến bạn muốn đi học ngay và luôn!

(52)
Lợi ích của múa bụng không chỉ đơn giản để cải thiện vóc dáng mà còn giúp bạn trở nên quyến rũ hơn hẳn với những động tác uyển chuyển đấy!Múa ... [xem thêm]

10 cách trị viêm amidan tại nhà

(50)
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần tìm hiểu cách trị viêm amidan tại nhà để làm giảm các triệu chứng của bệnh.Amidan là các mô bạch huyết nằm ở ngã tư ... [xem thêm]

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Những biến chứng chết người bạn cần biết!

(60)
Khi tìm hiểu bệnh thiếu máu cơ tim nguy hiểm không, rất nhiều người hoảng hốt khi biết đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh tim mạch. Tuy ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn luôn xinh đẹp trên bãi biển

(41)
Ở thành phố ngột ngạt quá, bạn muốn thay đổi không khí bằng cách đi du lịch biển, nhưng lại ngại vì đang mang thai? Liệu bà bầu đi du lịch biển có ... [xem thêm]

13 suy nghĩ sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục

(99)
Chuyện chăn gối là chuyện rất tế nhị. Có rất nhiều suy nghĩ thiếu chính xác vẫn đang được mọi người rỉ tai nhau. Dẫn đến những 13 suy nghĩ sai lầm ... [xem thêm]

Quá liều thuốc

(12)
Tìm hiểu chungQuá liều thuốc là gì?Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn liều bác sĩ ... [xem thêm]

Giúp xương cùng chắc khỏe hơn với 4 bài tập sau

(84)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN