Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

(4.28) - 638 đánh giá

Người bị huyết áp cao nên làm gì? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Đa số các cách kiểm soát huyết áp thường dễ thực hiện và mang lại kết quả tốt.

Huyết áp là áp lực tác động lên thành động mạch do tim tạo ra, nhằm giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Chỉ số huyết áp bình thường là từ 120/80mmHg trở xuống.

Huyết áp cao đột ngột khiến máu di chuyển qua các động mạch mạnh hơn bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng các mô tế bào bên trong thành động mạch bị tổn thương do lực tác động quá lớn, lâu ngày sẽ làm vỡ mạch máu.

Theo các chuyên gia thống kê, tăng huyết áp, còn gọi là cao huyết áp, ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới. Điều đó nghĩa là cứ ba người sẽ có một người gặp phải tình trạng sức khỏe này.

Mọi người đánh giá tăng huyết áp là một “kẻ giết người thầm lặng”, vì bệnh thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi nó trở nặng hoặc thậm chí gây ra biến chứng. Do không có có tâm lý chuẩn bị, lúc này bạn có thể sẽ bối rối, không biết bản thân khi bị huyết áp cao nên làm gì.

Vậy, hãy để Chúng tôi mách bạn 7 cách kiểm soát tình trạng này để giải đáp câu hỏi “Huyết áp cao nên làm gì?” nhé.

1. Vận động thường xuyên Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi “người bị huyết áp cao nên làm gì”, các chuyên gia ban đầu yêu cầu bạn vận động thường xuyên. Bạn hãy tập thể dục 30–60 phút mỗi ngày như là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh.

Bên cạnh việc giúp giảm huyết áp, hoạt động thể chất thường xuyên còn có lợi cho tinh thần cũng như quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và một số bệnh lý liên quan đến tim mạch khác.

Nếu bạn không hay thường xuyên vận động cơ thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ tập luyện giúp kiểm soát huyết áp mà bạn nên thực hiện. Trước mắt, bạn có thể bắt đầu chậm rồi tăng tần suất tập luyện dần dần theo thời gian.

Bạn không nhất định phải tậm gym. Thay vào đó, bạn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, chạy bộ hoặc bơi lội. Chúng đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo thêm bài Bạn nên tập thể dục bao nhiêu là đủ khi bị cao huyết áp? .

2. Áp dụng chế độ ăn DASH Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Đối với người bị tăng huyết áp, bạn cần ghi nhớ tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ ăn DASH là một trong những bước quan trọng nhất. Vì nó có thể làm giảm huyết áp của bạn tới 11mmHg đối với chỉ số huyết áp tâm thu. Chế độ ăn DASH bao gồm:

  • Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc
  • Sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, cá và các loại hạt
  • Hạn chế hoặc không dùng thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật), chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn hay thức ăn nhanh
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt
  • Hạn chế nước ngọt, ví dụ như nước ép trái cây đóng chai

Bạn có thể tham khảo thêm bài Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị bệnh cao huyết áp

3. Cắt giảm lượng muối Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Khi trả lời cho vấn đề “người bị huyết áp cao nên làm gì”, phần lớn bác sĩ sẽ khuyên bạn hạn chế lượng natri (muối) hấp thụ mỗi ngày.

Ở một số người, nếu họ ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bắt đầu giữ nước. Điều này dễ dàng dẫn đến chỉ số huyết áp tăng mạnh.

Các chuyên gia khuyến nghị lượng natri mỗi ngày bạn nên hấp thụ khoảng 1.500–2.300mg, tức ít hơn 1/2 muỗng cà phê muối.

Nếu lo ngại vấn đề ăn uống, bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc và gia vị để thay thế muối. Thực phẩm đã qua chế biến thường chứa một lượng lớn muối để bảo quản. Do đó, bạn cần đọc kỹ nhãn hiệu khi chọn mua thực phẩm.

4. Giảm cân Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Cân nặng và huyết áp thường đi đôi với nhau. Do đó, một trong những điều bạn nên làm khi bị tăng huyết áp là giảm cân.

Mỡ thừa quanh eo hay mỡ nội tạng gây ra nhiều vấn đề, kể cả mặt thẩm mỹ hay sức khỏe. Mỡ có xu hướng bao các cơ quan khác nhau trong khoang bụng. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tăng huyết áp.

5. Ngưng hút thuốc Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Mỗi điếu thuốc bạn hút có khả năng làm tăng huyết áp tức thời. Nếu bạn nghiện thuốc lá nặng, chỉ số huyết áp có nguy cơ tăng cao trong thời gian dài.

Những người có tiền sử cao huyết áp nếu không bỏ thuốc lá sẽ sớm bị đau tim hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Ngoài ra, ngay cả khói thuốc lá cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim. Do đó, bạn hãy bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

6. Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Theo các chuyên gia, việc dùng một ly rượu vang đỏ trong bữa ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe, thậm chí mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tim mạch nếu bạn uống trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu dẫn đến nồng độ cồn tích lũy trong cơ thể quá cao có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề quan trọng, chẳng hạn như xơ gan do rượu hay tăng huyết áp.

Mặt khác, thức uống chứa cồn như bia, rượu… nếu được hấp thụ quá nhiều có khả năng làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nam giới chỉ nên uống hai ly rượu mỗi ngày và một ly ở nữ giới để đảm bảo nhận được lợi ích sức khỏe tối đa mà thức uống này mang lại.

7. Tránh căng thẳng kéo dài Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Với nhịp sống dồn dập như hiện tại, bạn sẽ khó tránh khỏi bị căng thẳng, lo âu. Do đó, hãy tập kiểm soát mọi việc hàng ngày để giảm áp lực và duy trì sức khỏe.

Thực tế, căng thẳng chỉ có thể gây tăng huyết áp tức thời. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, nó thậm chí có nguy cơ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp ác tính.

Căng thẳng có thể đến từ công việc, mối quan hệ hoặc tài chính. Khi đã xác định nguyên nhân gây căng thẳng, bạn nên cố gắng tìm cách khắc phụ vấn đề. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp lành mạnh giúp giảm căng thẳng, chẳng hạn như hít thở sâu, ngồi thiền hoặc tập yoga.

Kết luận Giải đáp thắc mắc: Người bị huyết áp cao nên làm gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm đột quỵ, suy tim và tổn thương thận.

Chỉ số huyết áp từ 130/80mmHg trở lên được coi là cao huyết áp. Lúc này, bạn nên thường xuyên tham vấn với bác sĩ để đưa ra phương án hạ huyết áp thích hợp.

Kế hoạch điều trị tăng huyết áp có thể bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi lối sống lành mạnh hoặc kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau.

Các chuyên gia cho biết áp dụng lối sống lành mạnh có thể giảm huyết áp mỗi ngày trung bình 4–5mmHg đối với huyết áp tâm thu và 2–3mmHg ở huyết áp tâm trương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những vấn đề khó nói trong tình dục nữ giới thường gặp

(22)
Tình dục là một nhu cầu quan trọng và cần thiết của con người, nó không chỉ góp phần tạo nên hạnh phúc lứa đôi mà còn giúp duy trì nòi giống.Rối loạn ... [xem thêm]

5 vấn đề về da trong và sau thai kỳ bạn có thể gặp

(56)
Làn da trong và sau thai kỳ sẽ phải thay đổi rất nhiều. Nếu muốn nhanh chóng lấy lại sự mịn màng như xưa, bạn nên có sự quan tâm và biện pháp dưỡng da ... [xem thêm]

7 yếu tố làm tăng khả năng mang bầu song thai

(22)
Số trường hợp mang thai song sinh gần đây tăng lên đáng kể: Số lượng các cặp sinh đôi đã tăng hơn 75% trong 30 năm qua. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ ... [xem thêm]

Nước rửa tay khô tiện dụng nhưng đừng dùng nhiều quá

(84)
Nước rửa tay khô là một sản phẩm đang ngày càng phổ biến trên thị trường vì sự tiện dụng khi dùng. Song lại ít người biết đến những tác hại của ... [xem thêm]

Vì sao da của người châu Á dễ bị tăng sắc tố?

(19)
Tình trạng tăng sắc tố da thông thường không gây ra bất cứ tổn hại gì cho sức khỏe của chúng ta nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin khi ... [xem thêm]

Hướng đi mới trong việc chữa trị bệnh tự miễn

(56)
“Bệnh tự miễn có chữa được không?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra sau khi tìm hiểu thông tin về những tình trạng bệnh liên quan đến rối loạn ... [xem thêm]

Phòng tránh tình trạng ngộ độc hóa chất ở trẻ nhỏ

(17)
Ngộ độc hóa chất ở trẻ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Bạn cần biết được những mối nguy từ ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên tránh xa thực phẩm có chất béo trans?

(64)
Trong chế độ dinh dưỡng của bé, chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chất béo cũng được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN