Dấu hiệu ung thư vòm họng Dấu hiệu ung thư vòm họng rất dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường

(4.45) - 25 đánh giá

Có thể bạn quan tâm: Kiểm tra nhanh nếu bạn nghi ngờ có triệu chứng bệnh

Cổ họng có cảm giác bị vướng tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt và thở, song tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người mắc.

Trong bài viết sau đây, mời bạn cùng Chúng tôi tìm hiểu về tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.

Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng là tình trạng như thế nào?

Cảm giác vướng cổ họng là một rối loạn chức năng thực quản, đặc trưng bởi cảm giác nghẹn ở cổ, có khối u, giữ lại thức ăn hoặc khó chịu ở cổ họng.

Một số người có thể cảm thấy như có khối u vướng ở cổ họng nhưng không đau. Một số khác lại cảm thấy ngứa, đau nhói hoặc căng cứng trong cổ họng. So với bệnh viêm họng hoặc các vấn đề về họng khác, thực chất trong cổ họng của những người này thường không xuất hiện các khối u.

Hầu hết những người gặp cảm giác nghẹn ở cổ họng nhận thấy tình trạng này có thể tạm thời được cải thiện sau khi ăn uống.

Nguyên nhân khiến cổ họng có cảm giác bị vướng

Khối u và vật thể mắc kẹt ở cổ họng thường không phải là nguyên nhân gây ra cảm giác nghẹn và khó chịu. Ngược lại, cảm giác này có thể xuất phát từ tình trạng viêm nhẹ ở cổ họng hoặc ở phần phía sau miệng.

Không những thế, khi cổ họng bị khô, các cơ cổ họng và màng nhầy có thể căng ra và gây cảm giác vướng họng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khô cổ họng là lo lắng và căng thẳng. Thuốc và một số vấn đề y tế khác cũng có thể dẫn đến tình trạng khô họng.

Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là biểu hiện của các nguyên nhân tiềm ẩn khác nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là một dạng trào ngược axit khiến những thứ có trong dạ dày di chuyển ngược lên ống dẫn thức ăn và cổ họng. Viêm do axit có thể dẫn đến cảm giác vướng họng. Bên cạnh đó, GERD cũng có thể gây co thắt cơ và tạo ra cảm giác tắc ở cổ họng.
  • Do thay đổi tâm trạng hoặc các vấn đề về tâm lý khác : Ở một số người, rối loạn lo âu và trầm cảm có thể gây ra cảm giác vướng ở cổ họng. Trong nhiều trường hợp, lo âu cũng khiến các khối u hình thành tạm thời tại đây.
  • Rối loạn cơ xương: Những người bị rối loạn cơ xương, chẳng hạn như nhược cơ và loạn dưỡng cơ, có thể gặp các vấn đề liên quan đến cơ cổ họng. Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này là cảm giác vướng ở cổ họng.
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu: Là tình trạng viêm mãn tính trong ống dẫn thức ăn, thường do dị ứng gây ra.
  • Túi thừa Zenker: Xuất hiện một chiếc túi bất thường ở thành họng.

GERD và lo âu là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây cảm giác vướng ở cổ họng. Cũng có trường hợp khối u hình thành do sự tăng trưởng hoặc tổn thương trong cổ họng nhưng rất hiếm. Những tăng trưởng này thường không liên quan đến ung thư, chẳng hạn như:

  • Tuyến giáp sưng hoặc lớn bất thường
  • U nang hoặc tăng trưởng lành tính
  • Tổn thương niêm mạc

Tổn thương niêm mạc có thể là xuất phát từ các chấn thương, ví dụ như nuốt phải một vật thể lớn hoặc lở loét trong cổ họng.

Các cảm giác tương tự như vướng cổ họng

Cảm giác vướng họng thường bị nhầm lẫn với chứng khó nuốt, tuy nhiên chúng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có thể vừa cảm thấy vướng cổ họng vừa cảm thấy khó nuốt. Nguyên nhân tạo ra cảm giác này có thể là do bệnh nhân lo sợ rằng mình sẽ bị mắc nghẹn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống. Chứng nuốt đau cũng có thể gây khó nuốt.

Mắc nghẹn thức ăn hoặc vật thể lạ cũng có thể khiến bạn cảm thấy vướng ở cổ họng. Bên cạnh đó, các vật thể này có thể di chuyển và gây ra cảm giác khó thở. Chính vì vậy, nếu cổ họng có cảm giác bị vướng sau khi mắc nghẹn, bạn cần đi khám để được hỗ trợ.

Phương pháp điều trị khi cổ họng có cảm giác bị vướng

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào để chữa khỏi tất cả các trường hợp có cảm giác vướng ở cổ họng. Nếu vướng cổ họng liên quan đến một bệnh lý, việc điều trị bệnh có thể giúp loại bỏ cảm giác khó chịu này. Ví dụ: Thuốc kháng axit và việc thay đổi lối sống có thể giúp ích nếu vướng cổ họng có liên quan đến GERD.

Tuy nhiên, không phải tất cả các phương pháp đều hiệu quả với mọi trường hợp. Cảm giác vướng họng vẫn có thể tồn tại và tái phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi bạn lo âu và căng thẳng.

Giải quyết các vấn đề tâm lý có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác khó chịu do vướng họng gây ra. Nếu bạn không gặp các vấn đề thể chất tiềm ẩn hoặc không bị tắc nghẽn cổ họng, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành trị liệu hành vi nhận thức (CBT) hoặc các phương pháp khác để giúp bạn giảm lo âu.

Khi nào bạn cần tìm đến bác sĩ?

Bị vướng ở cổ họng là một triệu chứng y tế khá phổ biến. Theo ước tính, khoảng 4% người đến khám tại phòng khám tai mũi họng có cảm giác vướng ở cổ họng. Trong khi đó, có đến 78% người đến khám tại các phòng khám đa khoa gặp phải vấn đề tương tự.

Nếu cảm giác bị vướng ở cổ họng là do mắc nghẹn thì bạn có thể chờ đợi để nó tự biến mất. Tuy nhiên, bạn nên tìm gặp bác sĩ sớm nếu cảm thấy đau hoặc khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu cảm giác vướng ở cổ họng kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau ở họng hoặc cổ
  • Sút cân
  • Nôn
  • Khó nuốt
  • Nuốt đau
  • Yếu cơ ở cổ họng hoặc các phần cơ khác trên cơ thể
  • Xuất hiện các khối u ở xung quanh cổ hoặc cổ họng
  • Các triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng hơn
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sốt hoặc sưng hạch.

Tình trạng cổ họng có cảm giác bị vướng thường khá phổ biến và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể là biển hiện của các bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn cần quan tâm và lưu ý đến tình trạng vướng cổ họng của mình.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

(58)
Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo lắng. ... [xem thêm]

17 tháng

(100)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

Hiến máu: Những chú ý quan trọng không nên xem nhẹ!

(46)
Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia bởi vì người hiến cần phải đáp ứng một số điều kiện sức khỏe nhất định. ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp dễ ngủ và thực phẩm gây mất ngủ

(24)
Mất ngủ không những khiến bạn khó chịu mà còn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi trong những ngày sau. Nên ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ và tránh thực phẩm ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi

(44)
Rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi là một tình trạng khá phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn này. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ ... [xem thêm]

Cường cận giáp

(58)
Định nghĩaBệnh cường cận giáp là bệnh gì?Bệnh cường cận giáp (hay còn gọi là tăng năng tuyến cận giáp) là bệnh do tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều ... [xem thêm]

Cách sử dụng kem primer hệt như chuyên gia trang điểm

(29)
Nếu biết cách sử dụng kem lót primer kết hợp với các loại mỹ phẩm làm đẹp khác, bạn sẽ trở thành chuyên gia trang điểm chỉ trong tích tắc!Primer là một ... [xem thêm]

Phân biệt suy giãn tĩnh mạch với tĩnh mạch mạng nhện

(45)
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch có màu xanh, đỏ hay hồng đỏ trở nên lớn hơn, thường có hình dây, dạng xoắn và phình ra. Chúng có thể sưng và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN