Cùng mẹ bầu lên danh sách sắm đồ sơ sinh cho bé yêu

(3.82) - 14 đánh giá

Bạn sắp đến ngày vượt cạn? Hãy chuẩn bị một số đồ sơ sinh cần thiết cho bé yêu. Muốn biết những đồ dùng thiết yếu ấy là gì, hãy cùng tham khảo bài viết của Chúng tôi.

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu đã kỳ công chọn lựa mua sắm quần áo, cũi hay nôi, đồ dùng cho ăn, đồ dùng để tắm, đồ chơi hoặc một số đồ sơ sinh thiết yếu khác cho bé yêu. Thực tế là có không ít người có thể đã mua quá nhiều đồ cho trẻ mà không suy xét xem liệu những món đồ ấy có thật sự cần thiết hay không. Vì vậy, trước khi đi mua sắm đồ cho bé yêu sắp chào đời, hãy cùng Chúng tôi lên danh sách những món đồ dùng cần thiết của trẻ nhé.

Đồ sơ sinh nên ưu tiên hàng đầu cho bé là đồ vải

1. Quần áo sơ sinh

Khi trẻ còn rất nhỏ, làn da nhạy cảm nên việc lựa chọn quần áo cho bé là rất quan trọng. Bạn nên chọn mua áo cho bé có cài nút một bên hoặc buộc dây, vạt chéo chồng lên nhau giúp giữ ấm ngực và bụng của bé. Hãy chọn quần áo có chất liệu cotton, mềm mại. Bé sơ sinh lớn rất nhanh, bạn chỉ nên mua 3 áo số 1 và 2 áo số 2 để tránh lãng phí. Tùy theo mùa sinh mà mẹ chọn mua cho bé quần đùi hay quần dài, chất liệu cotton dày hay mỏng. Mẹ chỉ nên mua khoảng 5 chiếc quần số 2.

Việc chọn mua đồ giữ ấm cho con cũng vô cùng quan trọng, tùy theo mùa mà mẹ mua số lượng nhiều hay ít. Nếu sinh vào mùa hè, bạn chỉ cần mua vài chiếc mũ, 4 – 5 bộ bao tay, vớ cùng 2 chiếc áo ghi lê và 3 bộ đồ áo liền quần giúp giữ ấm để bé dùng khi ngủ hay đi ra ngoài. Nếu sinh con vào mùa đông, ngoài việc mua thêm 2 chiếc khăn ủ ấm, bạn cần mua thêm khoảng 3 chiếc áo ấm cho bé bằng những chất liệu như cotton dày, thun dày, len, dạ…

Ngoài ra, bạn nên mua khoảng 30 chiếc khăn sữa và không nên chọn mua loại quá nhỏ để có thể dùng quấn cổ cho bé, lau mặt hay tắm cho bé hoặc hứng sữa mẹ chảy ra…

2. Tã vải

Tã là một trong những món đồ sơ sinh thiết yếu cần mua trong danh sách đồ sơ sinh cho bé. Có hai loại: tã vải và tã dùng một lần. Việc sử dụng tã giấy hoặc vải là một vấn đề gây tranh cãi. Tã giấy dùng một lần hiện rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng tã dùng một lần có thể gây ô nhiễm môi trường vì làm tăng lượng rác thải. Hãy thử so sánh lợi ích giữa tã dùng một lần với tã vải:

  • Hăm tã: Tã dùng một lần sẽ hữu ích hơn trong việc ngăn ngừa hăm tã.
  • Ghim tã: Tã dùng một lần không cần ghim tã và bạn cũng không cần ghim tã cho tã vải nếu chọn mua tã có dây đai.
  • Sự tiện lợi: Tã dùng một lần rất tiện lợi. Ngoài ra, tã dùng một lần thường có khả năng thấm hút siêu tốc nên không bị rò rỉ.
  • Chi phí: Tã vải sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn so với tã giấy.
  • Chống ướt: Nếu đang cho con bú sữa mẹ, bạn có thể muốn biết thường khoảng bao lâu thì bé sẽ tè ướt tã để biết được liệu bé đã bú đủ hay chưa. Sẽ rất dễ dàng biết khi nào tã vải ướt và sẽ khó biết khi nào tã dùng một lần ướt. Tuy vậy, bạn cũng có thể chèn một miếng bông cotton hoặc miếng khăn giấy để nhận biết điều này khi bé sử dụng tã một lần.

Nếu cho con dùng tã vải, bạn sẽ cần từ 3 tá đến 6 tá tã và một số tấm lót dạng một mặt khăn, một mặt vải nhựa chống thấm. Bạn cũng sẽ cần thêm dụng cụ để đựng tã bẩn cho đến khi có thời gian giặt.

Theo Chúng tôi, bạn nên tận dụng lợi thế của cả hai loại tã: cho bé dùng tã vải khi ở nhà, sử dụng tã dùng một lần khi đưa bé cùng đi ra ngoài. Khi bé bị tiêu chảy, bạn nên cho bé sử dụng tã dùng một lần vì chúng có thể ngăn chặn sự rò rỉ của phân lỏng. Ngoài ra, bạn cần mua thêm 5 bịch khăn giấy lót phân xu, 3 hộp khăn giấy ướt để vệ sinh cho bé.

Bạn đừng quên giặt sạch quần áo của bé trước khi cho bé sử dụng. Hãy chọn loại bột giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh nhằm tránh gây kích ứng da bé.

Đồ sơ sinh cần thiết thứ hai là đồ dùng ăn uống

1. Bình sữa và núm vú giả là đồ không thể thiếu trong danh sách đồ sơ sinh cho bé

Khi mới sinh, bạn thường chưa có sữa ngay nên cần bình pha sữa và muỗng để có thể cho con ăn sữa công thức thay thế. Nếu cho con uống sữa bột, bạn sẽ cần vài bình có dung tích khác nhau. Tốt nhất, bạn nên mua các loại bình nhẹ, không vỡ để vừa tiết kiệm chi phí vừa hạn chế vỡ khi làm rơi. Ngoài ra, bạn cần mua bộ dụng cụ vệ sinh và dung dịch tẩy rửa bình sữa để làm sạch bình sữa sau khi cho bé bú.

Đối với những trẻ 1-2 tuổi, bạn hãy mua từ 5 đến 6 bình có dung tích 120ml. Sau đó, khi trẻ được 4 tháng tuổi hãy mua thêm bình có dung tích 240 – 270ml. Bạn hãy giữ lại những bình nhỏ hơn để pha thêm sữa dự phòng cho bé khi cần.

Bạn cũng cần mua một số lượng núm vú tương ứng với số bình đã mua vì chắc chắn việc trẻ dùng núm vú nhiều lần sẽ khiến núm vú bị nứt, rách, rỉ sữa. Bạn hãy chọn mua núm vú silicon hay nhựa cho bé sử dụng. Núm vú silicon tuy giá thành cao hơn nhưng dai và bền hơn núm vú nhựa. Hơn nữa, bạn có tiệt trùng bằng nước nóng thì cũng không sợ núm vú silicon hư hỏng.

Núm vú giả có thể giúp bé bình tĩnh và ngăn ngừa cơn quấy khóc. Để đề phòng trường hợp bé bị nghẹn, hãy lựa chọn các núm vú giả có đường kính ít nhất 3cm. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại núm vú giả được làm bằng silicone (thay vì cao su), vì vậy bé có thể dùng trong thời gian dài.

Ngoài những núm vú giả bình thường còn có những núm vú giả đặc biệt dành cho trẻ sinh non hay trẻ có vấn đề về răng miệng hoặc cơ mặt ảnh hưởng đến khả năng bú sữa. Những chiếc núm này giúp kiểm soát và đo lường tỷ lệ dòng sữa chảy.

2. Dụng cụ hút sữa, túi đựng sữa

Nếu cho bé bú mẹ, bạn hãy xem xét đến việc sắm bộ dụng cụ hút sữa và túi đựng sữa. Những vật dụng này rất hữu ích trong trường hợp bạn bị tắc sữa hoặc nếu bé bú không hết mẹ có thể hút ra trữ đông sữa để dành dùng sau.

Ngoài ra, bạn nên sắm một chiếc khăn lông lớn vừa để trùm cho bé khi đưa bé đi ra ngoài vừa để che cho cả mẹ và bé khi bạn cho con bú mẹ nơi công cộng.

Đồ sơ sinh dùng để vệ sinh và các đồ dùng linh tinh khác

1. Bồn tắm

Việc chọn mua bồn tắm hay thau tắm cho bé cũng cần được cân nhắc kỹ trong việc lên danh sách sắm đồ cho trẻ. Bạn nên mua thau nhựa nhỏ có lót xốp hay một chậu nhựa lớn phù hợp với trẻ. Khi được 1 tuổi, hầu hết các bé có thể được tắm trong bồn tắm bình thường.

2. Sữa tắm, khăn tắm, dầu massage

Ngoài việc mua một lọ Lactacyd để tắm cho bé mấy ngày đầu để sạch lớp da bã em bé mới sinh, bạn nên mua loại sữa tắm gội toàn thân cho tiện dụng. Bạn nên mua khoảng 3 chiếc khăn xô khổ lớn để lau khô người cho bé sau khi tắm.

Ngoài ra, bạn hãy mua một chai dầu massage trẻ em để massage cho bé trước hoặc sau khi tắm, giúp bé cưng thư giãn và ngủ ngon hơn.

3. Dụng cụ vệ sinh mũi

Rất nhiều trẻ bị chảy nước mũi nên việc sắm một bộ dụng cụ vệ sinh mũi là rất cần thiết để cải thiện tình trạng sổ mũi của bé. Dụng cụ hút mũi có đầu cùn thường hiệu quả hơn và ít có nguy cơ gây tổn thương niêm mạc mũi hơn so với dụng cụ có đầu nhọn dài (thường được sử dụng để lấy ráy tai). Hãy chọn mua loại có nút nhỏ bằng nhựa trong có thể gỡ ra khỏi đầu chụp để dễ dàng vệ sinh.

4. Giường, cũi, nôi

Hiện nay, giường, cũi, nôi là những món đồ thường được ưu ái chọn mua trước tiên trong danh sách những đồ sơ sinh cho bé. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn mua được chiếc giường, nôi hoặc cũi an toàn và đạt chất lượng.

Bạn nên mua giường, cũi có khoảng trống giữa các thanh là 2 – 3cm hoặc ít hơn. Điều này nhằm ngăn ngừa bé đưa đầu hoặc tay chân vào giữa các thanh và bị mắc kẹt lại. Nếu có giường, cũi cũ và muốn tái sử dụng, hãy kiểm tra lại xem liệu món đồ ấy có còn chắc chắn và đáp ứng yêu cầu về khoảng cách không.

Nệm trải giường, cũi cần có kích thước khít với giường, cũi để đầu em bé không bị kẹt vào các khoảng trống. Nệm phải chắc và không thấm nước. Việc cho trẻ dùng mền và gối cần phải được giám sát kỹ vì chúng có nguy cơ gây ngạt khiến trẻ bị đột tử (SIDS).

Lưu ý, nếu giường, cũi hay nôi không có sẵn màn chống muỗi, bạn cần phải mua màn. Hãy chọn màn có kích thước phù hợp với kích thước của giường, cũi để bảo vệ bé khỏi bị muỗi cắn.

5. Ba lô để đựng bình sữa và tã

Đây là một trong số những món không thể thiếu trong danh sách những đồ sơ sinh cần thiết cho trẻ. Khi đưa bé đi ra ngoài, bạn sẽ cần một ba lô đựng các vật dụng cần thiết để cho bé bú và thay tã. Loại ba lô này thường được đặt ở mặt lưng của xe đẩy. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo ba lô sau lưng, loại ba lô này sẽ thoải mái hơn và thuận tiện hơn so với túi đeo vai.

6. Yếm có dây đeo

Vật dụng này rất hữu ích trong việc giữ ấm ngực cho trẻ. Ngoài ra, khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn sẽ cần dùng yếm để giữ vệ sinh cho con. Do đó, bạn đừng ngần ngại khi mua món đồ này.

7. Ghế ngồi an toàn trên xe ô tô

Nếu nhà có ô tô, tốt nhất bạn nên mua một chiếc ghế gắn trên xe cao khoảng 40cm, có thể chỉnh độ cao hoặc ghế có thể sử dụng cho đến khi bé đạt cân nặng khoảng 20kg. Cho đến khi bé được 1 tuổi và nặng hơn 10kg, ghế ngồi trong xe phải nằm ở băng ghế sau. Bạn cũng có thể mua miếng dán thông báo có trẻ em trên xe và dán lên ô tô phòng trường hợp khẩn cấp.

Đồ chơi cho trẻ sơ sinh

Đồ chơi cho bé cũng cần thiết trong giai đoạn này. Bạn có thể treo một vật di động nhiều màu sắc trên nôi của bé hoặc một tấm gương để bé có thể nhìn hình ảnh phản chiếu của mình.

Các món vật dụng đồ sơ sinh khác

  • Dụng cụ cắt móng tay cho trẻ
  • Nhiệt kế: Một chiếc nhiệt kế trực tràng là vật dụng hữu ích nhất nếu bé bị bệnh. Nhiệt kế kỹ thuật số thường hiển thị nhiệt độ trong 30 giây. Đây cũng là loại chính xác nhất và dễ đọc nhất.
  • Gạc và bông vô trùng để chăm sóc cho dây rốn của bé.
  • Xe đẩy (nếu cần thiết) để bạn có thể đẩy bé đi dạo.
  • Giỏ đựng quần áo cho bé, thau/giỏ đựng đồ dơ…

Hãy sắp sẵn các món đồ cần thiết đã giặt sạch hoặc đã tiệt trùng vào giỏ đựng quần áo cho bé, phòng khi chuyển dạ bất ngờ, bạn chỉ việc xách giỏ đồ của bé yêu vào bệnh viện mà thôi. Những món đồ cần thiết nên có trong giỏ đồ gồm: 3 -4 chiếc áo, 1 bịch tã giấy, 2 – 3 chiếc mũ, 3- 4 đôi bao tay và vớ, vài chiếc khăn khổ lớn để đắp hoặc lót đầu cho em bé, khoảng 10 khăn xô nhỏ cùng 2 khăn xô lớn, bông gòn, tăm bông, rơ lưỡi, sữa và bình sữa, muỗng inox loại nhỏ, dày cùng dụng cụ và dung dịch rửa bình sữa…

Như vậy các mẹ bầu đã biết phải trang bị những vật dụng cần thiết cũng như các đồ sơ sinh cho bé để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho việc chuyển dạ sinh đẻ của mình.

Bên cạnh chuẩn bị đồ sơ sinh cho con, bố mẹ cũng hãy tìm hiểu cách lên thực đơn cho trẻ. Bố mẹ hãy tham khảo bài viết “Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi“.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

16 tuyệt chiêu chống lão hóa da mỗi ngày

(44)
Thói quen mỗi ngày là một trong những nguyên nhân làm da bạn ngày càng tồi tệ hơn. Để làn da không bị lão hóa sớm, nên thay đổi một số thói quen xấu và ... [xem thêm]

Sản phẩm “gốc thực vật”: Xu hướng tất yếu để bảo vệ sức khỏe

(18)
Hiện nay, sản phẩm “gốc thực vật” đang dần trở thành xu hướng sống xanh giúp ngăn ngừa hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe. Một số dòng sản ... [xem thêm]

Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà

(28)
Quyết định chăm sóc người bệnh Alzheimer tại nhà sẽ giúp bạn cảm thấy vừa an tâm lại vừa áp lực khi đang bề bộn nhiều công việc. Tuy nhiên, nếu bạn ... [xem thêm]

Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

(81)
Prolactin là một hormone (nội tiết tố) quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cơ thể. Bình thường ở cả nam và nữ đều có một lượng nhỏ ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị hiệu quả đau thần kinh tọa

(87)
Đau thần kinh tọa gây ra các biến chứng vô cùng tồi tệ. Để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, bạn sẽ biết ... [xem thêm]

Chế độ ăn chống trầm cảm ai cũng nên áp dụng

(17)
Chống trầm cảm bằng chế độ ăn uống mang lại hiệu quả nhiều hơn bạn nghĩ. Nó không chỉ cần thiết cho những người đang mắc bệnh trầm cảm hoặc có ... [xem thêm]

Một số biện pháp đơn giản giúp hỗ trợ trị sẹo lồi tại nhà

(16)
Tai nạn, phẫu thuật để lại cho bạn những vết sẹo xấu xí trên da? Những vết sẹo đó còn tồi tệ hơn nữa khi lan rộng ra vùng da xung quanh và để lại một ... [xem thêm]

Hiệu ứng hào quang là gì mà khiến bạn quyết định sai lầm?

(83)
Hiệu ứng hào quang có thể khiến bạn mua một món hàng kém chất lượng, yêu nhầm người, chẩn đoán sai bệnh… Cũng giống như chiếc vương miện quyền lực, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN