Bệnh scurvy (bệnh scorbut) là gì?

(3.64) - 23 đánh giá

Scurvy là gì? Bệnh scurvy còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh scorbut. Thiếu vitamin C liên tục trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh với tên gọi nghe có vẻ lạ lùng này.

Bệnh scurvy là gì?

Scurvy (hay scorbut) là một ăn bệnh gây ra do thiếu vitamin C (axit ascorbic). Bệnh này là mãn tính và được đánh giá là tương đối nghiêm trọng. Hầu như những người biết về căn bệnh này đều cho rằng đây là bệnh của quá khứ, thời mà các thủy thủ phải lênh đênh nhiều tháng trên biển, sống trong tình trạng khan hiếm trái cây và rau quả tươi. Mặc dù bệnh scurvy không phổ biến trong xã hội hiện đại, song nó vẫn tồn tại. Bất cứ ai không nạp đủ vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày đều có nguy cơ mắc bệnh.

Sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh scurvy phụ thuộc vào việc người đó mất bao lâu để sử dụng hết lượng vitamin C trong cơ thể. Vì con người chúng ta không tự tổng hợp được vitamin C nên nếu không bổ sung đủ lượng cần thiết qua đường ăn uống, thì thời gian khởi phát các triệu chứng trung bình là 4 tuần.

Scurvy liên quan đến tình trạng thiếu vitamin C, mà loại vitamin này lại rất cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là trong quá trình trao đổi chất. Một số vai trò tiêu biểu của vitamin C như sau:

  • Hình thành collagen: Vai trò chính của collagen là tăng cường da, mạch máu và xương. Collagen cũng đóng vai trò đáng kể trong việc chữa lành vết thương.
  • Chức năng chống oxy hóa: Quá trình chuyển hóa oxy trong cơ thể giải phóng các hợp chất phân tử được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do này làm hỏng màng tế bào. Chất chống oxy hóa phá hủy các gốc tự do gây hại nói trên và vitamin C được biết đến như một chất oxy hóa mạnh mẽ.
  • Giúp hấp thụ sắt: Quá trình hấp thu sắt được hỗ trợ bởi vitamin C, đặc biệt là sắt không chứa heme (non – heme iron). Đây là dạng sắt có trong thực phẩm thực vật như đậu và đậu lăng.
  • Chống nhiễm trùng: Hệ thống miễn dịch, đặc biệt là các tế bào được gọi là tế bào lympho, cần vitamin C để hoạt động hiệu quả.
  • Các vai trò khác: Vitamin C được sử dụng để sản xuất các chất quan trọng khác trong cơ thể, chẳng hạn như một số hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh)

Những triệu chứng của bệnh scurvy

Triệu chứng ban đầu của bệnh scurvy

Nhiều triệu chứng ban đầu và dấu hiệu của bệnh scurvy thường không rõ rệt. Một người bị scurvy thường không gặp bác sĩ vì chỉ nghĩ rằng bản thân bị cúm hoặc vài bệnh lặt vặt khác.

Một số triệu chứng không đặc hiệu của bệnh scurvy bao gồm:

  • Cảm giác mệt mỏi trong người
  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Sốt
  • Đau khớp và cơ bắp
  • Xuất hiện các nốt ban xuất huyết/đốm xuất huyết xung quanh nang lông nhìn thấy được trên bề mặt da

Triệu chứng muộn của bệnh scurvy

  • Nướu bị sưng, mềm, chuyển màu đỏ đậm hoặc tía, dễ bị chảy máu
  • Răng lung lay
  • Lồi mắt (chứng proptosis)
  • Xuất huyết dưới da (tình trạng tương đối nặng và da dễ bị các vết bầm tím)
  • Da có vảy, khô và chuyển màu nâu xỉn
  • Tóc rất khô, xoắn lại và bị gãy khúc sát da đầu
  • Vết thương lâu lành
  • Vết sẹo trước đó đã lành và khép miệng bị mở trở lại
  • Bị xuất huyết quanh khu vực các khớp và cơ, gây sưng trên xương cánh tay và chân
  • Tình trạng ngừng phát triển xương sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Ở trẻ sơ sinh bị bệnh scurvy, sự phát triển của xương dài phần cánh tay và chân thường bị giới hạn, khiến các trẻ này dễ bị còi cọc. Thiếu vitamin C khiến các mảng tăng trưởng trong xương sớm bị cứng lại. Ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi, bệnh scurvy không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm thiếu máu, đau tim hoặc tử vong.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh scurvy là do thiếu vitamin C. Cơ thể người không thể tự tổng hợp vitamin C cũng như không thể dự trữ vitamin C quá lâu. Chính vì vậy, chúng ta phải thường xuyên nạp và bổ sung vitamin C qua chế độ ăn (các loại thực phẩm cũng như đồ uống). Những người không nạp đủ vitamin C trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh scurvy và gặp phải những triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng.

Có nhiều yếu tố và các vấn đề liên quan đến lối sống có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh scurvy, trong đó có:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Những người thường xuyên bỏ bê, không chăm sóc việc ăn uống của bản thân hoặc ăn uống một cách mất kiểm soát như người nghiện rượu, sử dụng ma túy bất hợp pháp, người già, người bệnh tâm thần.
  • Chế độ ăn kiêng khem: Một số chế độ ăn kiêng, đặc biệt là những chế độ ăn kiêng loại bỏ một số nhóm thực phẩm nào đó, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Một trong những chế độ ăn kiêng cực đoan này bao gồm chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate.
  • Tình trạng phụ thuộc: Có không ít người già và trẻ em không được chăm sóc đầy đủ, tử tế.
  • Chế độ ăn kiêng chống dị ứng: Đây là kiểu ăn kiêng nghiêm ngặt được đề ra nhằm mục đích kiểm soát dị ứng.
  • Chứng rối loạn ăn uống: Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), chứng ăn-ói (bulimia nervosa).
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá bị giảm khả năng hấp thụ vitamin C.
  • Người bị bệnh kém hấp thu: Những người này thường gặp khó khăn trong việc hấp thu các dưỡng chất nạp vào cơ thể, trong đó có vitamin C.

Chẩn đoán bệnh scarvy

Các xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh scurvy bao gồm:

  • Kiểm tra thể chất
  • Thu thập thông tin tiền sử bệnh
  • Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh một số câu hỏi chi tiết về thói quen ăn kiêng hoặc chế độ ăn uống
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra lượng vitamin C và sắt
  • Chụp X-quang khớp ở một số vị trí như đầu gối, cổ tay và xương sườn

Điều trị bệnh scurvy

Bệnh scurvy tương đối dễ điều trị. Hầu hết người bệnh chỉ cần tăng cường bổ sung lượng vitamin C hàng ngày, và cách dễ dàng nhất là qua đường ăn uống. Bác sĩ có thể đề nghị một liệu trình bổ sung vitamin C trong ngắn hạn (thường là từ 250mg mỗi ngày) để thúc đẩy quá trình giảm nhẹ triệu chứng. Nếu điều trị có hiệu quả thì trong vòng 24 giờ, tình trạng xuất huyết dưới da và xuất huyết nướu răng sẽ ngưng lại. Đối với tình trạng đau khớp, đau cơ thì cần một vài tuần để thuyên giảm.

Đối với tình trạng thiếu máu do suy dinh dưỡng, có khả năng cần phải điều trị bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và dùng một số loại thực phẩm chức năng trong ngắn hạn. Ngoài ra, một số vấn đề khác có liên quan như chứng rối loạn ăn uống hoặc nghiện rượu có thể cần được giải quyết. Bác sĩ cũng thường đề nghị bệnh nhân tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để giúp một người bị nhiễm HIV?

(18)
Mỗi năm, có hơn 1 triệu người phải hứng chịu căn bệnh thế kỉ mang tên HIV/AIDS. Đâu đó trong số những người bạn biết, có thể có những người đang ... [xem thêm]

7 điều đàn ông để ý phụ nữ một cách bí mật…

(89)
Điều khiến đàn ông để ý đến phụ nữ mình đang tìm hiểu không phải là mắt bạn có mascara hay đôi môi bạn có đánh son hay không mà là những chi tiết khác ... [xem thêm]

Bệnh dại lây qua đường nào?

(95)
Bệnh dại đang là nỗi sợ to lớn trên toàn cầu, là mối đe dọa tiềm ẩn ngay trong nhà bạn khi bạn thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi. Nếu biết được ... [xem thêm]

6 gợi ý thời trang cho mẹ bầu mặc ấm trong mùa lạnh

(89)
Trong giai đoạn mang thai, ngoài việc chọn thực phẩm nào tốt, khám thai đầy đủ, thời trang cho mẹ bầu cũng được nhiều người quan tâm. Muốn mặc đẹp, ... [xem thêm]

Mắt trái giật: Điềm báo bạn sẽ gặp chuyện buồn?

(90)
Hẳn không ít người thường đoán già đoán non hoặc thậm chí lên mạng để tra ngay xem hiện tượng mắt trái giật là “điềm báo” gì. Thế nhưng, theo khoa ... [xem thêm]

Mách bạn 5 cách tẩy lông không cần wax

(20)
Wax là một trong những phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ lông không cần thiết trên cơ thể. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng nó có một vài ... [xem thêm]

Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Nguyên nhân và cách khắc phục

(39)
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân luôn là điều khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng và có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.Việc bé cưng phát ... [xem thêm]

9 biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ bạn nên biết

(85)
Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ nhằm cải thiện những khiếm khuyết trên cơ thể? Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ một liệu pháp nào, bạn nên tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN