Bảo vệ da khi đi bơi: 7 bí quyết cho bạn

(3.57) - 87 đánh giá

Chất chlorine trong hồ bơi là thủ phạm chính gây hại cho làn da. Vì thế, hãy tham khảo 7 bí quyết dưới đây để giúp bạn bảo vệ da khi đi bơi để vừa chuẩn dáng và đẹp da nhé.

Bạn có biết bơi lội là một trong những bộ môn thể thao tốt và thú vị nhất. Không những thế, đó còn là một kỹ năng sống bổ ích mà bất kỳ ai cũng nên biết. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi bơi lội là hoạt động thể thao được ưa chuộng nhất, đặc biệt là vào mùa hè.

Tuy nhiên, việc ngâm mình dưới hồ bơi đầy chlorine và hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến làn da của bạn. Vì thế, 7 bí quyết bảo vệ da khi đi bơi quan trọng dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái tận hưởng bơi lội mà chẳng cần phải lo ngại về làn da của mình nữa nhé.

1. Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng không thấm nước là một trong những cách thiết thực nhất để tránh cho làn da khỏi bị rám nắng khi đi bơi. Vì kem tạo nên một lớp bảo vệ làn da tránh bị khô ráp bởi chất chlorine.

Ngoài ra, kem chống nắng còn ngăn chặn tổn thương do ánh nắng mặt trời và phòng ngừa sự lão hóa sớm nếu bạn thường xuyên bơi lội. Bên cạnh đó, việc đầu tư kem dưỡng lotion trước khi bơi cũng là một ý tưởng hay để giữ ẩm và bảo vệ da khi đi bơi khỏi tác hại của chất chlorine. Bạn nên dùng các sản phẩm này cách khoảng 15 phút trước khi đi bơi để làn da của bạn có đủ thời gian hấp thụ và tạo nên lớp bảo vệ vững chắc.

2. Tắm sơ trước khi bơi

Tắm sơ trước khi xuống hồ là điều bắt buộc ở hầu hết các bể bơi công cộng, vì điều này rất cần thiết trong việc bảo vệ làn da của bạn khỏi sự ảnh hưởng do hồ bơi bẩn và giúp dưỡng ẩm các tế bào da.

Ngoài ra, việc tắm sơ thân người trước khi bơi còn tạo một lớp bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và giữ cho chúng không hấp thụ chất chlorine trong hồ bơi.

3. Dưỡng ẩm làn da

Đây là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ làn da của bạn không bị không bị khô ráp khi bơi. Hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ lượng nước cần thiết cho cả ngày để làn da luôn khỏe mạnh và không bị thiếu độ ẩm. Nếu không, làn da sẽ hấp thụ nước trong hồ bơi với đầy chất chlorine và hóa chất độc hại.

4. Bảo vệ da khi đi bơi: Tắm nước ấm sau khi bơi

Một trong những điều quan trọng mà bạn cần thực hiện ngay sau khi bơi là tắm nước ấm. Điều này sẽ giúp mở rộng các lỗ chân lông và làm sạch da hoàn toàn. Bạn nên sử dụng sữa tắm khử chlorine để loại bỏ hoàn toàn mùi hóa chất bám trên da và gội đầu sạch sẽ. Sau đó, hãy tắm lại một lần nữa với nước lạnh để se khít lỗ chân lông và ngăn chặn sự mất độ ẩm.

5. Thoa bột talc

Bột talc là loại bột màu trắng hoặc xanh nhẹ, rất mịn và có cảm giác trơn tay. Bột talc được nghiền mịn từ quặng Talc, một loại quặng khoáng được tạo thành chủ yếu từ các thành phần magie, silic và oxy. Talc là loại bột hấp thu độ ẩm rất tốt.

Một số vị trí như vùng dưới cánh tay cần được thoa bột talc sau khi tắm để nhanh chóng làm khô da. Bên cạnh đó, bột talc còn có tác dụng hấp thụ lượng chlorine dư thừa trên da mặt. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một điều rằng tránh dùng ở những chỗ đặc biệt cần dưỡng ẩm trên cơ thể.

6. Uống trà thảo mộc

Uống các loại trà thảo mộc giàu chất chống oxy hóa là một ý tưởng cực kỳ tuyệt vời để bảo vệ làn da của bạn sau khi bơi. Điều này sẽ giúp giảm tác hại của sự oxy hóa cho làn da. Ngoài ra, trà thảo mộc làm trung hòa các gốc tự do có nguy cơ gây hại cho làn da của bạn. Bạn nên lựa chọn trà chùm ngây và trà xanh để mang lại hiệu quả lớn nhất.

7. Giữ đồ bơi sạch sẽ

Đây là một trong những bí quyết quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho làn da. Vì chất chlorine có thể làm phai màu đồ bơi của bạn. Do đó, hãy bảo quản tốt đồ bơi bằng cách ngâm đồ bơi trong nước có pha ít giấm trước khi giặt. Điều này không chỉ giúp khử mùi chlorine mà còn duy trì màu sắc của vải.

Để có thể bảo vệ da khi đi bơi cũng như tận hưởng hoạt động bơi lội thoải mái nhất, hãy nhớ thực hiện 7 mẹo nhỏ trên cho những lần bơi lội sắp tới của mình nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

(19)
Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

Hở van tim 3 lá 1/4: Chớ tưởng nhẹ mà xem thường!

(17)
Có đến 70% người khỏe mạnh bị hở van tim 3 lá 1/4 hay còn gọi là hở van sinh lý, đây chính là mức hở van nhẹ nhất nên bác sĩ thường không chỉ định ... [xem thêm]

Chứng sợ lỗ

(51)
Tìm hiểu chungChứng sợ lỗ là gì?Chứng sợ lỗ là một nỗi sợ hãi hay ghê tởm một chùm lỗ nằm sát nhau. Những người này cảm thấy buồn nôn khi nhìn vào ... [xem thêm]

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đặt tên cho con trai sinh năm 2018

(46)
Gia đình bạn sắp chào đón một chàng trai nhỏ, bạn và chồng đang rất băn khoăn về việc chọn tên để đặt tên cho con trai giữa vô vàn những cái tên hay, ý ... [xem thêm]

Bạn nên chuẩn bị gì cho túi y tế du lịch?

(44)
Mùa hè đã đến gần rồi, bạn đã chuẩn bị gì cho chuyến du lịch dịp này chưa? Bên cạnh trang phục, bạn đừng quên soạn sẵn một túi y tế du lịch để có ... [xem thêm]

Thuốc điều trị tăng huyết áp Cozaar: Những điều cần phải biết

(92)
Cozaar (Losartan Potassium) được sử dụng để điều trị tăng huyết áp và giúp bảo vệ thận từ tổn thương do bệnh tiểu đường. Thuốc cũng được sử dụng ... [xem thêm]

Khi nào bé có thể tự cầm bình sữa được?

(55)
Minh Thư mới làm mẹ lần đầu tiên, hiện tại con gái cô đã được 6 tháng tuổi. Cô đang có dự định cho bé bú bình nhưng sợ rằng bé không thể giữa được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN