Bà bầu ăn sôcôla có tốt cho mẹ và con không?

(3.54) - 71 đánh giá

Bà bầu ăn sôcôla một cách thông minh và hợp lý chẳng những không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đầy bất ngờ.

Việc thèm ăn trong suốt quá trình mang thai là điều bình thường. Bạn sẽ cảm thấy đặc biệt hứng thú với một số món được liệt kê vào danh sách không lành mạnh. Thức ăn vặt, kem và sôcôla thường đứng đầu danh mục những cơn thèm như vậy. Tuy nhiên, trong số này, sôcôla lại tạo ra sự khác biệt bởi nếu biết cách ăn, mẹ bầu hầu như không gặp vấn đề sức khỏe nào.

Theo một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Quebec Laval ở Canada và Đại học Yale thực hiện, bà bầu ăn sôcôla còn được cho là thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn sôcôla có tốt không?

Nếu bạn đã tự hỏi, bà bầu ăn sôcôla có tốt không thì khi nhận câu trả lời “có” chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vui mừng. Tuy nhiên, hãy ăn trong chừng mực và có kiểm soát bởi sự hiện diện của caffeine trong loại thực phẩm này.

Các chuyên gia đã nhấn mạnh mẹ bầu không nên hấp thụ quá 200mg sôcôla mỗi ngày. Ngoài ra, ăn quá nhiều sôcôla có thể khiến bạn giảm cảm giác hứng thú với những thực phẩm lành mạnh cần thiết trong thai kỳ.

Lợi ích khi bà bầu ăn sôcôla

Ăn sôcôla, nhất là sôcôla đen trong chừng mực, sẽ đem đến nhiều tác dụng tốt cho bà bầu, chẳng hạn như:

  • Giảm tiền sản giật: Nếu mắc phải chứng tiền sản giật, mẹ bầu có xu hướng bị huyết áp cao và tăng mức protein. Điều này sẽ gây ra các tình trạng như chuyển dạ sớm, co giật, các vấn đề đông máu và tổn thương gan. Theobromine trong sôcôla có thể làm giảm tình trạng này và hạn chế gần 70% nguy cơ cũng như đặc biệt hiệu quả trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Dồi dào chất chống oxy hóa: Các flavonoid trong sôcôla là chất chống oxy hóa tuyệt vời có thể cải thiện mức độ miễn dịch ở mẹ bầu bên cạnh các thực phẩm khác.
  • Lợi ích về tim mạch: Các chất chống oxy hóa trong sôcôla cũng rất tốt cho tim và cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim xuất hiện sau này trong tương lai.
  • Giảm căng thẳng: Sôcôla đen có thể gây tăng đột biến nồng độ serotonin và endorphin trong não của bạn. Đây là những chất tăng cường tâm trạng. Các flavanol trong sôcôla cũng giúp chống lại sự mệt mỏi và giải tỏa tâm trạng căng thẳng.
  • Sinh ra những em bé vui vẻ: Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ăn nhiều sôcôla đen khi mang thai sẽ cho ra đời các em bé hạnh phúc và tươi vui hơn. Ngoài ra, sôcôla còn giúp bảo vệ thiên thần nhỏ khỏi sự căng thẳng của mẹ bầu.
  • Cân bằng nồng độ cholesterol: Các flavonoid trong sôcôla đen có thể giúp kiểm tra sự gia tăng mức cholesterol khi mang thai. Chúng cũng tạo điều kiện cho dòng máu chảy tốt hơn bằng cách làm cho các mạch máu đàn hồi.
  • Sự hiện diện của resveratrol: Thành phần này của sôcôla rất hữu ích trong việc bảo vệ não cũng như hệ thần kinh và hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
  • Chứa chất béo không bão hòa đơn: Một lượng vừa phải chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho phụ nữ mang thai. Sôcôla còn chứa axit oleic có lượng chất béo gần như tương đương với dầu ô liu. Do đó, bạn hãy thêm sôcôla đen vào danh sách món ăn vặt khi buồn miệng nhé.

Nên chọn ăn sôcôla nào để ăn?

Bà bầu ăn sôcôla nên chọn loại càng đậm màu càng tốt, chẳng hạn như sôcôla đen. Trong sôcôla đen chứa một loạt các hợp chất thiết yếu có nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ mang thai. Nếu bạn tìm thấy sản phẩm sôcôla hữu cơ chứa một lượng chất ngọt tối thiểu hoặc hàm lượng đường trắng tinh luyện thấp thì đừng bỏ qua nhé.

Cố gắng tránh ăn sôcôla được chế biến theo dạng bánh mousse vì nó chứa trứng sống không phù hợp cho phụ nữ mang thai. Sữa sôcôla, sôcôla nóng và sôcôla trắng đều được xen là an toàn cho thai phụ. Thỉnh thoảng, mẹ bầu vẫn có thể ăn bánh ngọt làm từ sôcôla hoặc kem sôcôla miễn là bạn tuân theo giới hạn đã đặt ra.

Giá trị dinh dưỡng của sôcôla

Sôcôla chứa rất nhiều dưỡng chất như magiê, flavonoid và theobromine. Magiê giúp điều chỉnh huyết áp và flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh. Thêm vào đó, theobromine có khả năng tối ưu hóa chức năng thận và kích thích các mạch máu. Khoảng 45mg sôcôla sữa chứa 235 calorie cùng với 13g chất béo, trong khi cùng một lượng nhưng sôcôla đen có 290 calorie và 1g chất béo.

Bà bầu ăn sôcôla bao nhiêu là đủ?

Lượng sôcôla mẹ bầu có thể ăn sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của bạn trước và trong khi mang thai. Hãy thử và cố gắng tránh những loại sôcôla đã qua chế biến và thay vào đó chọn các sản phẩm nguyên chất. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn khẩu phần an toàn khi ăn sôcôla cũng là điều quan trọng.

Vì sao ăn quá nhiều sôcôla không tốt cho bà bầu?

Dẫu sôcôla rất ngon và giúp phụ nữ mang thai cảm thấy được thư giãn, nhưng bà bầu ăn sôcôla quá nhiều sẽ không tốt vì những lý do sau đây:

Hàm lượng caffeine tăng

Sôcôla có chứa caffeine và hấp thụ quá nhiều chất này trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể, từ đó gây ra các tác động xấu thậm chí phá vỡ hoạt động bình thường của cơ thể bằng cách mang lại cảm giác hạnh phúc giả. Ăn nhiều món chứa caffeine là một trong những nguyên nhân gây chứng ợ nóng hay thậm chí là sẩy thai.

Lượng calorie dư thừa

Bà bầu ăn sôcôla quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng tăng cân không mong muốn. Điều này là do sôcôla chứa một lượng chất béo và calorie không mong muốn. Thừa cân sẽ dẫn đến các biến chứng khi mang thai như đái tháo đường thai kỳ, giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp và tăng tỷ lệ cần phải sinh mổ.

Hàm lượng đường cao

Ngay cả khi chỉ ăn sôcôla đen trong thời gian mang thai, bạn cũng nên cẩn thận bởi lượng đường có mặt trong sôcôla cũng khá nhiều. Ví dụ: Trong 45g sôcôla đen có 18g đường trong khi một lượng sôcôla sữa tương tự có tới 23g đường. Quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân quá mức, các vấn đề về răng và đái tháo đường thai kỳ.

Bằng việc lựa chọn sản phẩm một cách thông minh, cũng như tiêu thụ và điều chỉnh sao cho phù hợp, bạn có thể thỏa mãn cơn thèm sôcôla khi mang thai mà không tạo ra tác động xấu nào cho bản thân cũng như thiên thần nhỏ trong bụng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn 5 cách tẩy lông không cần wax

(20)
Wax là một trong những phương pháp phổ biến nhất để loại bỏ lông không cần thiết trên cơ thể. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng nó có một vài ... [xem thêm]

Uống nước trước khi đi ngủ: Coi chừng lợi bất cập hại

(23)
Bổ sung nước cho cơ thể là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, uống nước trước khi đi ngủ đôi lúc sẽ gây ra những bất lợi cho giấc ngủ ... [xem thêm]

8 tư thế giúp các bà mẹ giảm đau cơ hữu hiệu

(48)
Có rất nhiều cách giúp giảm bớt tình trạng đau cổ. Ngoài vật lý trị liệu hay phẫu thuật thông thường, bạn có thể tham khảo 5 tư thế yoga ... [xem thêm]

[Ảnh động] Vòng 3 hoàn hảo đâu chỉ nhờ squat

(81)
Hiện nay, trào lưu tập squat để hướng đến vòng 3 săn chắc và đầy đặn đã không còn xa lạ đối với những nàng yêu tập luyện thể thao, mong muốn một ... [xem thêm]

Sự thật thú vị về hắt hơi

(60)
Hắt hơi (nhảy mũi) là một hoạt động phản xạ được thực hiện bởi hệ thống thần kinh để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn. Não bộ gửi các tín ... [xem thêm]

Dạy trẻ tự đi vệ sinh: mẹ nên làm thế nào?

(58)
Để việc tập đi vệ sinh đúng cách thành công, con bạn phải sẵn sàng, tự nguyện và có khả năng. Nếu bé vẫn còn kháng cự mạnh mẽ, có lẽ bé vẫn chưa ... [xem thêm]

Tìm hiểu chức năng đại tràng

(85)
Trong quá trình tiêu hóa, giai đoạn hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng. Nhưng có thể bạn không biết rằng việc loại bỏ các chất thải ... [xem thêm]

11 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả bơ với phụ nữ mang thai

(21)
Thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần làm quen với những món ăn lành mạnh. Bổ sung những loại trái cây giàu dinh dưỡng như quả bơ là điều vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN