84 triệu người Mỹ mắc tiền đái tháo đường. Còn bạn thì sao?

(3.9) - 20 đánh giá

Tiền đái tháo đường nếu không được chữa trị một cách phù hợp có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những cách chữa trị hiệu quả giai đoạn này.

Tiền đái tháo đường là giai đoạn lượng đường huyết cao hơn mức bình thường, nhưng chưa phát triển thành bệnh tiểu đường. Nếu bạn không quan tâm và chữa trị kịp thời, giai đoạn này có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đột quỵ.

Việc điều trị giai đoạn tiền đái tháo đường gồm cả việc thay đổi lối sống và uống thuốc điều trị. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển trong vòng 10 năm nếu bạn mắc phải giai đoạn tiền đái tháo đường và không có những thay đổi tích cực. Dưới đây là những điều cơ bản mà bạn nên nhớ khi điều trị giai đoạn tiền đái tháo đường.

1. Vận động nhiều hơn

Một lối sống tích cực, vận động nhiều hơn được xem là cách tốt để bạn hạn chế mắc bệnh tiểu đường. Việc đưa các hoạt động thể chất vào sinh hoạt hằng ngày như leo cầu thang bộ, tập thể dục là một trong những việc mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của bạn.

Hoạt động thể chất là một trong những phần thiết yếu của phác đồ điều trị giai đoạn tiền đái tháo đường. Việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần là một liệu trình lý tưởng. Ngoài ra, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc luyện tập thể dục cũng như mức giới hạn cần thiết cho cơ thể khi tập.

2. Giảm cân lành mạnh

Nếu bạn thừa cân, bạn không cần giảm cân quá mức để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn chỉ cần giảm từ 5% đến 7% cân nặng cơ thể thì bạn đã có thể giảm 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Khám sức khỏe định kỳ

Cứ cách 3 đến 6 tháng, bạn nên đến bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng tiền đái tháo đường. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào xuất hiện, bác sĩ sẽ kịp thời tầm soát bằng các liệu pháp điều trị thích hợp.

4. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý

Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống giàu rau củ, đặc biệt các loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh, cà rốt và các loại đậu xanh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm này ít nhất 3 bữa mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng cần ăn những loại thực phẩm có chất xơ cao hằng ngày. Đồng thời, ăn điều độ các loại trái cây thích hợp 1 đến 3 bữa mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có lượng calo và chất béo cao. Thay vào đó, bạn lựa chọn những loại trái cây tươi, bơ đậu phộng hoặc các loại phô mai ít béo.

Thịnh Tạ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

Muôn người mắc chứng dị ứng thuốc mà chưa hiểu rõ nó

(44)
Tìm hiểu chungDị ứng thuốc là gì?Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất ... [xem thêm]

10 điều kinh ngạc về chuyện ấy có thể bạn chưa biết

(35)
Bạn có biết âm vật và dương vật có nhiều điểm tương đồng hay cực khoái có thể khiến bạn hành kinh ngay tức thì? Còn rất nhiều điều bất ngờ về ... [xem thêm]

Tại sao bạn hay bị viêm da tiếp xúc?

(34)
Định nghĩa bệnh viêm da tiếp xúcViêm da tiếp xúc là bệnh gì?Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc ... [xem thêm]

Các lựa chọn liệu pháp điều trị ung thư vú theo giai đoạn

(52)
Có rất nhiều liệu pháp điều trị ung thư vú, và hầu hết mọi người đều cần tiến hành kết hợp hai hay nhiều cách điều trị. Liệu pháp được đưa ra ... [xem thêm]

Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch khi mang thai

(86)
Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến hiện nay. Mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề này để bảo vệ sức khỏe của mình luôn khỏe ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ: mối lo khi mang thai

(70)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Viêm gan D là gì?

(32)
Viêm gan D là bệnh gan do virus viêm gan D gây ra. Viêm gan D thường xảy ra theo kiểu đồng nhiễm, có nghĩa là bạn thường sẽ nhiễm viêm gan siêu vi B cùng lúc với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN