8 lời đồn thổi gây hoang mang về việc cho trẻ tiêm vắc xin

(4.32) - 36 đánh giá

Cho trẻ tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ không muốn cho trẻ tiêm vắc xin chỉ vì 8 lời đồn không căn cứ.

Mỗi khi nhắc đến việc đưa bé đi tiêm chủng theo lịch bạn lại cảm thấy e ngại. Những thông tin không tốt về việc tiêm ngừa cứ xuất hiện nhan nhản mỗi ngày. Thế nhưng, thực hư của những thông tin đó là như thế nào? Qua những chia sẻ dưới đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về những lời đồn xung quanh việc cho trẻ tiêm vắc xin và tại sao những tin đồn đó lại không đúng.

1. Vắc xin sẽ làm hệ miễn dịch của bé bị quá tải, vì vậy không nên cho trẻ tiêm vắc xin?

Trong những năm 1980 – 1990 của thế kỷ trước, những đứa trẻ sinh ra thường được tiêm vắc xin phòng chống 8 loại bệnh. Khi 2 tuổi, trẻ chống lại 14 loại bệnh. Ngày nay, trẻ được tiêm chủng nhiều hơn, nên số bệnh mà trẻ có thể chống lại cũng tăng hơn.

Tuy nhiên, vấn đề không phải nằm ở số lượng mũi tiêm mà nằm ở thành phần chứa trong đó. Các kháng nguyên có trong vắc xin sẽ giúp hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật. Tổng số kháng nguyên trẻ nhận được ngày nay ít hơn nhiều so với những thập niên trước đây. Nếu hệ miễn dịch của bé bị “quá tải” thì làm sao bé có thể chống lại những bệnh tật này được.

2. Hệ miễn dịch của bé còn non nớt, nên kéo dài thời gian giữa các lần tiêm?

Đây là một quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh. Việc trì hoãn cho trẻ tiêm vắc xin, cụ thể là vắc xin phòng sởi có thể làm tăng nguy cơ bị co giật do sốt.

Không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc kéo dài thời gian giữa các lần tiêm vắc xin sẽ an toàn hơn, bởi lịch tiêm chủng được đề nghị đã được thiết kế tốt nhất cho bé. Đã có hàng chục chuyên gia kiểm tra chặt chẽ trước khi công bố ra cộng đồng.

3. Vắc xin có chứa chất độc như thủy ngân, nhôm, formaldehyde và chất chống đông

Thành phần của vắc xin chủ yếu là nước có chứa kháng nguyên. Tuy nhiên, chúng cần thêm một số yếu tố khác để tăng hiệu quả. Bố mẹ lo lắng vắc xin có thể chứa thủy ngân vì một số vắc xin có chứa chất bảo quản thimerosal, chất này sẽ chuyển hóa thành thủy ngân hữu cơ (ethylmercury). Các nhà khoa học đã chứng minh rằng loại thủy ngân này không tích tụ trong cơ thể giống như những loại thủy ngân độc khác.

Vắc xin thường có chứa muối nhôm để tăng cường những phản ứng miễn dịch trong cơ thể, kích thích sản xuất nhiều kháng thể và làm cho vắc xin hiệu quả hơn. Nhôm có thể khiến vết tiêm bị sưng tấy nhưng nó không có tác dụng lâu dài.

Còn về formaldehyde, chất được dùng để loại bỏ những chất gây ô nhiễm tiềm ẩn, cũng thường xuất hiện trong một số vắc xin nhưng tỷ lệ của nó có trong các loại vắc xin ít hơn nhiều so với các nguồn khác như trái cây. Thậm chí, cơ thể chúng ta còn tự tạo ra formaldehyde nhiều hơn tỷ lệ có trong vắc xin nữa đấy.

Nhìn chung, chất nào tồn tại trong vắc xin cũng có một vai trò nhất định và điều quan trọng là hàm lượng của nó rất ít, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

4. Vắc xin không có tác dụng

Tác dụng ngừa bệnh của vắc xin có hiệu quả từ 85 – 95%, với vắc xin cúm, tỷ lệ này thấp hơn. Để tạo ra vắc xin, mỗi năm rất nhiều chuyên gia phải dự đoán xem loại vi khuẩn nào sẽ lây nhiễm trong mùa cúm năm sau và hiệu quả của nó phụ thuộc vào chủng loại mà các chuyên gia chọn.

5. Nếu vắc xin không nguy hiểm thì sẽ không có các vụ kiện tụng

Vắc xin khá an toàn, các phản ứng phụ hiếm khi xảy ra. Nếu tiêm chủng mà bé gặp phải biến chứng gì, các trung tâm y tế sẽ sẵn sàng bồi thường.

Thế nhưng, bạn có để ý các vụ án liên quan đến vắc xin phần thắng ít khi nào thuộc về bố mẹ, bởi lỗi không đơn thuần nằm ở khâu sản xuất mà còn bởi bất kỳ một loại vắc xin nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Nếu chỉ vì điều này mà các công ty dược phẩm ngừng sản xuất vắc xin thì sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm.

6. Vắc xin là cách để các công ty dược phẩm và bác sĩ kiếm được nhiều tiền

Các công ty dược phẩm chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận từ vắc xin. Điều này hoàn toàn bình thường, cũng giống như các nhà sản xuất xe hơi kiếm được tiền từ sản phẩm của họ.

Các bác sĩ nhi khoa không thu được nhiều lợi nhuận từ điều này. Việc mua, bảo quản và quản lý vắc xin tốn kém hơn nhiều so với giá bán ra.

7. Các phản ứng phụ của vắc xin còn tồi tệ hơn so với việc bị bệnh

Mỗi một loại vắc xin trước khi được công bố phải được nhiều chuyên gia nghiên cứu từ 10 – 15 năm. Nó phải thông qua một quy trình kiểm định nghiêm ngặt trước khi đưa ra cộng đồng. Không có một công ty nào đầu tư vào một loại vắc xin không những không phòng bệnh mà còn khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Nhiều bố mẹ nói rằng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé chống lại những căn bệnh này nhưng thường thì không. Trẻ khỏe mạnh vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

8. Bắt buộc tiêm ngừa là vi phạm quyền công dân

Luật tiêm chủng ở mỗi nước khác nhau và luật nào ban ra cũng chỉ vì một mục đích là giúp hạn chế tình trạng các bé bị bệnh. Nếu bé bị một bệnh nào đó thì bé có thể không cần phải tiêm.

Cho trẻ tiêm vắc xin đem đến rất nhiều lợi ích và giúp bảo vệ bé khỏi bị bệnh. Đó là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn, từ cha mẹ, bác sĩ đến những người sản xuất và tạo ra vắc xin đều mong muốn như vậy.

Bạn cần cân nhắc kỹ vấn đề cho trẻ tiêm vắc xin bởi vì những lợi ích cấp thiết của việc chủng ngừa này đối với sức khỏe của con. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn các trung tâm uy tín để chủng ngừa và theo dõi thông tin về lịch tiêm chủng để kịp thời đưa trẻ đi tiêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 loại thực phẩm gây tiêu chảy

(16)
Chẳng ai muốn bị tiêu chảy vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động trong ngày khiến bạn khó chịu. Việc hạn chế ăn những thực ... [xem thêm]

Tổng quan thực trạng ung thư ở Việt Nam

(96)
Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển. Thêm vào đó, thực trạng ... [xem thêm]

5 vitamin và khoáng chất bạn không nên tự ý bổ sung

(39)
Vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu lạm dụng quá thì bạn có thể tự rước họa vào thân từ lúc nào không hay đấy!Bạn có thể được ... [xem thêm]

Các thói quen buổi sáng giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày

(59)
Nhiều người có thói quen ngủ nướng và bỏ qua bữa ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen này rất có hại cho sức khỏe vì buổi sáng là khoảng thời gian tốt nhất để ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị ho và giải mã tiếng ho của bé

(12)
Việc trẻ sơ sinh bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến bạn lo lắng không yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn ... [xem thêm]

Bạn có nên áp dụng phương pháp luyện ngủ Cry It Out cho bé?

(70)
Khi con khóc bố mẹ nào mà không thương? Chăm con đi vào giấc ngủ mỗi đêm mà không quấy khóc dường như không mấy dễ dàng đối với nhiều ông bố bà mẹ. ... [xem thêm]

Hội chứng đầu phẳng ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

(60)
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là hiện tượng mà đầu của các bé có hình dáng thon, dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường.Cơ thể của trẻ nhỏ, ... [xem thêm]

Cách sử dụng cây lạc tiên trị mất ngủ, an thần, suy nhược

(28)
Nếu thường căng thẳng, mệt mỏi, bạn có thể uống nước sắc từ cây lạc tiên để bồi bổ cơ thể. Không dừng lại ở đó, lạc tiên còn nhiều tác dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN