Ung thư phụ khoa có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

(4.21) - 31 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh ung thư là gì?

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, dẫn đến xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường. Các tế bào bất thường này gọi là tế bào ung thư.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 200 loại ung thư khác nhau.

Một số loại ung thư có thể khiến các tế bào phát triển nhanh hơn, một số khác làm cho tế bào ung thư phát triển và phân chia chậm hơn.

Một số dạng ung thư có thể gây ra những tăng trưởng rõ rệt (khối u), trong khi những dạng khác (như bệnh bạch cầu) thì không.

Các loại ung thư

Tên các loại ung thư thường được đặt theo khu vực đầu tiên nó xuất hiện và loại tế bào ung thư mà chúng tạo ra, ngay cả khi bệnh di căn đến một vị trí khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư bắt đầu trong phổi và di căn đến gan thì vẫn được gọi là ung thư phổi.

Ung thư có rất nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là:

  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư đại tràng và trực tràng
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư thận
  • Bệnh bạch cầu
  • Ung thư gan
  • Khối u ác tính
  • Bệnh u lympho không hodgkin
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu bệnh ung thư là gì?

Các dấu hiệu ung thư phổ biến gồm:

  • Mệt mỏi
  • Xuất hiện vùng u lên dưới da
  • Thay đổi cân nặng ngoài ý muốn
  • Vàng, sạm hoặc đỏ da
  • Lở loét không lành hoặc thay đổi các nốt ruồi hiện có
  • Những thay đổi trong thói quen về ruột hoặc bàng quang (như đi cầu hay đi tiểu)
  • Ho hoặc khó thở dai dẳng
  • Khó nuốt, khàn tiếng
  • Khó tiêu hoặc khó chịu dai dẳng sau khi ăn
  • Đau cơ hoặc đau khớp dai dẳng, không rõ nguyên nhân
  • Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm không rõ nguyên nhân
  • Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu ung thư nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư là gì?

Ung thư có thể do những thay đổi (đột biến) ADN trong các tế bào gây ra, bao gồm một số lượng lớn các gene riêng biệt. Mỗi gene chứa hệ thống điều khiển tế bào thực hiện chức năng nào đó, cũng như điều hòa sự phát triển và phân chia tế bào. Lỗi trong các hệ thống làm cho tế bào không còn chức năng bình thường và có thể biến một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư. Có nhiều lý do gây ra đột biến gene và thường chia thành hai nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Yếu tố bên trong: bạn được thừa hưởng đột biến di truyền từ bố mẹ. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ gây ra bệnh ung thư;
  • Yếu tố bên ngoài: hầu hết các đột biến gene xảy ra do các yếu tố bên ngoài. Một số tác nhân có thể gây đột biến gene chẳng hạn như hút thuốc lá, chất phóng xạ, virus, hóa chất gây ung thư (chất gây ung thư), béo phì, kích thích tố, viêm mạn tính và lười vận động.

Kết quả là gene đột biến thúc đẩy tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và phân chia nhanh chóng, không kiểm soát được và dẫn đến có thêm nhiều các tế bào mới đều mang đột biến tương tự. Các tế bào bình thường có cơ chế biết khi nào phải ngừng phát triển để có số lượng vừa phải trong cơ thể. Tuy nhiên, tế bào ung thư không còn cơ chế kiểm soát này (các gene ức chế khối u). Đột biến ở gen ức chế khối u cho phép tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tích lũy. Nghiêm trọng hơn, đột biến ở gene có chức năng sửa chữa ADN sẽ làm cho những sai sót ở bộ gene không được sửa chữa, khiến cho tế bào trở thành tế bào ung thư.

Đây là những đột biến phổ biến nhất ở ung thư. Các nhà khoa học không biết chính xác cần tích lũy bao nhiêu đột biến để ung thư hình thành. Khả năng hình thành bệnh sẽ khác nhau giữa các loại ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh ung thư?

Ung thư là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư là gì?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: ung thư có thể mất hàng thập kỷ để phát triển, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh khi đã 65 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, ung thư không phải là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
  • Thói quen xấu: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, bị béo phì và quan hệ tình dục không an toàn, có thể góp phần dẫn đến ung thư.
  • Bệnh sử gia đình: mặc dù chỉ một phần nhỏ bệnh ung thư là do di truyền, bạn cũng nên làm một vài xét nghiệm về di truyền để phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng có đột biến gene di truyền không có nghĩa là mình sẽ bị bệnh ung thư.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: một số bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư;
  • Môi trường sống: hóa chất độc hại như amiăng và benzen trong nhà hoặc nơi làm việc có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thậm chí nếu không hút thuốc, bạn có thể hít phải khói thuốc lá nếu đứng gần hoặc tiếp xúc với người hút thuốc lá.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh ung thư là gì?

Các bác sĩ khuyến cáo nên chẩn đoán ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị tốt nhất, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Một số loại ung thư (chẳng hạn như ung thư da, vú, miệng, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và trực tràng) có thể được phát hiện qua kiểm tra định kỳ hoặc tầm soát ung thư trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Hầu hết các trường hợp ung thư được phát hiện và chẩn đoán khi một khối u hoặc các triệu chứng khác phát triển. Trong một vài trường hợp, ung thư được chẩn đoán tình cờ khi đang điều trị các tình trạng sức khỏe khác.

Bác sĩ thường bắt đầu chẩn đoán ung thư thông qua kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử. Các xét nghiệm máu, nước tiểu và phân có thể phát hiện những bất thường chỉ ra ung thư. Khi nghi ngờ có khối u, các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm và kiểm tra nội soi giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước của ung thư. Để xác nhận chẩn đoán, sinh thiết là xét nghiệm ung thư quan trọng giúp bác sĩ đưa ra quyết định.

Nếu chẩn đoán là dương tính, bác sĩ cũng đề nghị các xét nghiệm ung thư khác để cung cấp thông tin cụ thể về bệnh.

Điều quan trọng nhất mà các bác sĩ cần biết là liệu ung thư có di căn hay không. Nếu chẩn đoán ban đầu là âm tính và các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể cần xét nghiệm thêm.

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư là gì?

Việc điều trị ung thư phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị, yêu cầu và sức khỏe tổng thể bệnh nhân. Các phương pháp chữa ung thư bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch và vắc xin, xạ trị.

  • Phẫu thuật: giúp loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt
  • Hóa trị: giúp tiêu diệt các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng bằng thuốc
  • Xạ trị: sử dụng các chùm bức xạ mạnh, điều trị gần (cận xạ trị) hoặc bên ngoài (xạ trị bên ngoài) để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Cấy ghép tế bào gốc (tủy xương): giúp sửa chữa tủy xương bị bệnh với các tế bào gốc khỏe mạnh. Những ca cấy ghép này cho phép các bác sĩ sử dụng liều hóa trị cao hơn để điều trị ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch (Liệu pháp sinh học): sử dụng các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch nhận ra ung thư để có thể chống lại tế bào ung thư.
  • Liệu pháp hormone: giúp loại bỏ hoặc ngăn chặn các hormone cung cấp năng lượng cho một số bệnh ung thư để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
  • Điều trị bằng thuốc: sử dụng thuốc để can thiệp vào một số phân tử giúp tế bào ung thư phát triển và tồn tại.

Biến chứng của bệnh ung thư là gì?

Ung thư và việc điều trị ung thư có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Đau đớn. Đau có thể do ung thư hoặc điều trị ung thư, mặc dù không phải tất cả ung thư đều gây đau. Thuốc và các phương pháp khác có thể điều trị hiệu quả cơn đau liên quan đến ung thư.
  • Mệt mỏi. Mệt mỏi ở những người bị ung thư có nhiều nguyên nhân, nhưng nó thường có thể được kiểm soát. Mệt mỏi liên quan đến hóa trị hoặc xạ trị là vấn đề phổ biến, nhưng nó thường chỉ kéo dài tạm thời.
  • Khó thở. Ung thư hoặc điều trị ung thư có thể gây khó thở..
  • Buồn nôn. Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị có thể gây buồn nôn. Bác sĩ đôi khi có thể dự đoán nếu điều trị có khả năng gây buồn nôn và sẽ kê thuốc hoặc phương pháp điều trị khác để ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón. Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến ruột, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sụt cân. Ung thư và điều trị ung thư có thể gây giảm cân. Tế bào ung thư sẽ lấy thức ăn từ các tế bào bình thường và làm mất chất dinh dưỡng.
  • Thay đổi hóa học trong cơ thể. Ung thư có thể làm đảo lộn sự cân bằng hóa học bình thường trong cơ thể và làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của sự mất cân bằng hóa học có thể gồm khát nước quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, táo bón và nhầm lẫn.
  • Vấn đề về não và hệ thần kinh. Tế bào ung thư có thể đè lên các dây thần kinh gần đó và gây đau và mất chức năng của một bộ phận trong cơ thể. Ung thư liên quan đến não có thể gây ra đau đầu và các dấu hiệu và triệu chứng giống như đột quỵ, chẳng hạn như yếu ở một bên cơ thể.
  • Phản ứng hệ miễn dịch bất thường với ung thư. Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng với sự hiện diện của ung thư bằng cách tấn công các tế bào khỏe mạnh. Những phản ứng rất hiếm gặp này có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như đi lại khó khăn và co giật.
  • Ung thư di căn. Khi ung thư tiến triển, nó có thể lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ung thư tái phát. Những người sống sót sau ung thư có nguy cơ tái phát ung thư. Một số bệnh ung thư có nhiều khả năng tái phát hơn những bệnh khác. Hỏi bác sĩ về những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch theo dõi cho bạn sau khi điều trị. Kế hoạch này có thể bao gồm kiểm tra định kỳ trong những tháng và năm sau khi điều trị.

Tầm soát ung thư

Tầm soát nghĩa là kiểm tra tổng quát cơ thể để phát hiện ung thư trước khi có các triệu chứng.

Tầm soát ung thư thường xuyên có thể phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng (đại tràng), do đó việc điều trị có thể đạt hiệu quả nhất. Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo cho một số người có nguy cơ cao.

Một số xét nghiệm sàng lọc ung thư phổ biến như:

  • Ung thư vú: chụp nhũ ảnh giúp phát hiện sớm ung thư.
  • Ung thư cổ tử cung: xét nghiệm Pap có thể tìm thấy các tế bào bất thường trong cổ tử cung có thể biến thành ung thư. Xét nghiệm HPV tìm virus (papillomavirus ở người) có thể gây ra những thay đổi tế bào này. Xét nghiệm Pap cũng có thể phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, do đó cơ hội được chữa khỏi là rất cao.
  • Ung thư đại trực tràng (đại tràng): Ung thư đại trực tràng hầu như luôn phát triển từ polyp tiền ung thư (tăng trưởng bất thường) ở đại tràng hoặc trực tràng. Xét nghiệm sàng lọc có thể tìm thấy polyp tiền ung thư, vì vậy bác sĩ có thể loại bỏ chúng trước khi biến thành ung thư. Xét nghiệm sàng lọc cũng có thể phát hiện ung thư đại trực tràng sớm, do đó điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa ung thư?

Bạn sẽ có thể phòng ngừa ung thư nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc vì thuốc lá có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả;
  • Hạn chế các loại thịt;
  • Duy trì cân nặng phù hợp và hoạt động thể chất để giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột và thận;
  • Tránh tia cực tím từ mặt trời;
  • Khám bệnh thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đãng trí có phải là dấu hiệu của đột quỵ?

(43)
Bạn có đang tốn rất nhiều thời gian để thực hiện một cuộc hẹn với khách hàng, làm bài tập, dọn dẹp nhà cửa hoặc chẳng làm được việc gì ra hồn ... [xem thêm]

6 cách ngăn ngừa cơn đau bàn chân hiệu quả

(76)
Cơn đau bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Vậy làm sao để ngăn ngừa các cơn đau này xảy ra?Đi lại quá nhiều hay ... [xem thêm]

Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều: Xử nhanh kẻo hại!

(19)
Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng những cách đơn giản sau đâyTrong ... [xem thêm]

Bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Tất cả những gì bạn cần biết

(97)
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) tuy không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng hàng năm, nó vẫn ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Hiểu về ... [xem thêm]

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung vitamin gì?

(84)
Giai đoạn mãn kinh thường khiến bạn gặp những triệu chứng gây mệt mỏi như mất ngủ, bốc hỏa… Hãy thử bổ sung vitamin cho phụ nữ tiền mãn kinh, đây có ... [xem thêm]

Bí quyết để mẹ sinh đôi cho con bú

(47)
Mẹ luôn có cảm giác con bú không đủ hoặc sữa mẹ chảy về không đủ đáp ứng nhu cầu của con? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải tỏa lo lắng của mẹ ... [xem thêm]

Liệt nửa thân người khi đột quỵ

(54)
Tình trạng thờ ơ nửa thân là gì?Một cơn đột quỵ có thể để lại những biến chứng ngắn hạn cũng như dài hạn. Một trong những triệu chứng khá khó ... [xem thêm]

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

(93)
Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN