Đối phó với chấn thương trong thể thao

(4.43) - 44 đánh giá

Công tác phòng chống chấn thương đầu tiên

Lo lắng về chấn thương trong thể thao? Bạn không cần quá lo. Hãy nghĩ rằng cách tránh chấn thương cũng là một phần của việc chơi theo luật – chỉ cần tuân theo luật chơi cũng đã giúp bạn khỏi bị tổn thương. Cách tốt nhất để đối phó với chấn thương trong thể thao là ngăn chặn chúng. Công tác phòng chống bao gồm nắm rõ các quy tắc của môn thể thao bạn tham gia, sử dụng các thiết bị phù hợp và chơi an toàn.

Bạn luyện tập với đồng đội trên sân, chơi rất an toàn, nhưng cuối cùng vẫn xảy ra chấn thương. Cũng đừng quá lo lắng. Hãy đọc để tìm hiểu quá trình này là gì và làm thế nào bạn có thể đối phó với chấn thương trong thể thao.

Chấn thương trong thể thao là gì?

Chấn thương trong thể thao là chấn thương thường xảy ra khi tham gia vào các cuộc thi đấu, những buổi đào tạo, hoặc các hoạt động thể dục thể thao. Những vết thương có thể xảy ra ở tuổi thiếu niên bởi một loạt các lý do: bao gồm cả việc đào tạo không đúng cách, thiếu giày dép thích hợp hoặc thiết bị an toàn và sự phát triển nhanh ở tuổi dậy thì.

Có hai loại phổ biến. Loại đầu tiên là một chấn thương cấp tính (acute traumatic injury). Chấn thương cấp tính thường xảy ra khi bất ngờ bị một lực va chạm mạnh. Chấn thương cấp tính bao gồm:

  • Gãy xương: Một vết nứt, vỡ hoặc rạn của xương.
  • Vết bầm: Từ chuyên ngành là vết thương đụng giập (contusion), gây ra bởi va chạm trực tiếp, có thể gây sưng và chảy máu trong cơ bắp và các mô khác.
  • Dãn dây chằng: Sự căng quá mức hoặc rách bắp thịt hoặc dây chằng. Đó là phần cứng và phần hẹp cuối cùng của cơ bắp mà kết nối với xương.
  • Bong gân: Sự căng quá mức hoặc rách dây chằng bao khớp, là các tế bào hỗ trợ và tăng cường các khớp bằng cách kết nối xương và sụn.
  • Trầy xước.
  • Vết thương rách da: Một vết cắt da sâu thường phải khâu.

Loại thứ hai của chấn thương trong thể thao là chấn thương mãn tính. Chấn thương mãn tính là loại xảy ra sau một khoảng thời gian, thường là kết quả của luyện tập lặp đi lặp lại, chẳng hạn như chạy, ném xa hoặc đánh bóng trong quần vợt.

Chúng bao gồm:

  • Gãy xương do stress. Các vết nứt nhỏ trên bề mặt của xương thường được gây ra bởi quá trình lặp lại của một động tác (như chân của một cầu thủ bóng rổ nhảy liên tục trên sân).
  • Viêm gân (tendinitis). Viêm gân do kéo dãn lặp đi lặp lại.
  • Kéo dãn xương (epiphysitis) hoặc bong gân (apophysitis). Đĩa đệm phát triển quá tải gây chấn thương như bệnh Osgood-Schlatter. (https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/osgood-schlatter-disease-knee-pain/)

Việc chấn thương do thường xuyên vận động quá mức dường như ít quan trọng hơn so với chấn thương cấp tính. Bạn có thể bỏ qua chỗ đau ở cổ tay hoặc đầu, nhưng phải luôn nhớ rằng chỉ vì một chấn thương nhỏ không có nghĩa là nó không quan trọng hoặc sẽ biến mất theo thời gian. Nếu không chữa trị, một chấn thương mãn tính có thể sẽ tồi tệ hơn theo thời gian.

Bộ phận nào có thể bị thương?

Bạn có thể cho rằng chỉ có lưng, cánh tay và chân là những nơi có thể bị thương trong khi chơi thể thao, nhưng thật ra bạn có thể bị chấn thương bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm đầu, mặt, cổ, lưng, cơ quan sinh dục, tay và chân.

Chấn thương đầu và cổ

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu bao gồm các dạng chấn động, đụng giập, gãy xương và tụ máu. Tổn thương dạng chấn động do một ngoại lực bất ngờ và mạnh ở đầu làm não bị xóc nảy trong xương sọ. Nếu lực đủ mạnh, hoặc lặp lại nhiều lần, chấn thương dạng này có thể gây tổn thương cho não; nhưng may mắn thay đây không phải là chấn thương phổ biến ở tuổi thiếu niên. Tụ máu não là tình trạng chảy máu và đọng máu giữa các lớp mô bao quanh hoặc bên trong não. Tất cả các chấn thương này có thể bị gây ra bởi tác động vào đầu từ cú ngã, va chạm hoặc một cú đánh đầu. Whiplash là chấn thương ở cổ, gây ra bởi một chuyển động đột ngột của đầu.

Luôn luôn đội mũ bảo hiểm đối với môn thể thao có va chạm và khi tham gia các hoạt động như đi xe đạp, trượt patin để ngăn ngừa chấn thương đầu.

Chấn thương cổ

Chấn thương cổ là một trong những chấn thương hết sức nguy hiểm. Bạn có thể bị tổn thương cổ thông qua một chấn thương bất ngờ trong môn thể thao như leo núi, nhảy dù, cưỡi ngựa, thể dục dụng cụ, lặn, bóng bầu dục, judo, hoặc quyền anh.

Chấn thương cổ bao gồm: rạn, gãy xương, tổn thương đụng giập, và bong gân. Một tổn thương cổ khác cũng khá phổ biến có liên quan đến thể thao là khi dây thần kinh vùng cổ bị kéo căng. Đa số, tổn thương vùng cổ xảy ra khi có sự va chạm vào vùng đầu, hoặc cổ bạn chịu tác động từ một cú rơi hay té ngã. Vùng cổ có thể chỉ bị tổn thương nhẹ. Sự rạn nứt nhiều sẽ làm đau gia tăng, đôi khi chỉ ở một bên.Thỉnh thoảng, chấn thương chỉ biểu hiện một cơn đau nhẹ khi bạn cử động theo một hướng nhất định.

Nếu vết thương nghiêm trọng và cổ có khả năng bị tổn thương, khi đó việc giữ cố định vùng đầu cổ nạn nhân là rất quan trọng trong khi đợi nhân viên y tế. Nếu nạn nhân nằm trên mặt đất, cố gắng không di chuyển họ. Đừng bao giờ cố gắng di chuyển người bị chấn thương ở cổ. Sự bất cẩn có thể làm gãy xương dẫn đến nạn nhân bị tê liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí tử vong.

Những chấn thương xảy ra thế nào? Các thương tích nghiêm trọng của đầu và cổ xảy ra thường xuyên nhất trong các môn thể thao tiếp xúc (như bóng bầu dục) hoặc các môn thể thao với khả năng té ngã cao, chẳng hạn như cưỡi ngựa.

Chấn thương lưng

Chấn thương ở lưng bao gồm: bong gân, gãy xương, đụng giập (contusions), gãy xương do lực nén (stress fracture) và căng cơ; gây ra bởi lực xoắn hoặc căng quá mức của cơ lưng khi cố gắng uốn cong hay đẩy tạ. Những tổn thương này hay xảy ra với những vận động viên tham gia những môn thể thao như cử tạ, trượt băng nghệ thuật, thể dục dụng cụ, thể hình, bóng chuyền, bóng rổ.

Chấn thương cơ quan sinh dục

Khi nói đến thương tích cho các cơ quan sinh dục, nam thường bị chấn thương nhiều hơn nữ vì dương vật và tinh hoàn nằm bên ngoài cơ thể và thiếu sự bảo vệ trong môn thể thao tiếp xúc. Do đó, vận động viên nam nên luôn luôn mặc đồ bảo vệ được thiết kế riêng để dùng trong thi đấu.

Chấn thương tử cung hay buồng trứng là rất hiếm, nhưng bị thương ở ngực là các phổ biến đối với nữ. Nữ khi tham gia các hoạt động thể thao nên mặc loại áo ngực thể thao để hỗ trợ trong khi chơi thể thao hoặc tập thể dục. Việc này nhằm phòng ngừa chấn thương từ một cú đập bóng hoặc một cái thúc cùi chỏ va phải vùng ngực.

Chấn thương bàn tay – cổ tay

Chấn thương bàn tay, cổ tay, ngón tay thường bao gồm gãy xương, di lệch, bong gân và thường xuyên xảy ra trong những môn thể thao như bóng bầu dục hay khúc côn cầu. Chấn thương bàn tay có thể là kết quả từ một cú ngã làm cánh tay hoặc ngón tay bật lại phía sau, từ một tác động cực mạnh lên cánh tay, hoặc từ một va đập trực tiếp.

Chấn thương bàn chân

Chấn thương bàn chân có thể bao gồm chùng dây chằng, gãy xương do stress, vết bầm tím gót chân, và phồng rộp. Bởi vì chân hỗ trợ tất cả trọng lượng của cơ thể và phải hấp thụ nhiều lực lặp lại cho nên chúng dễ bị tổn thương. Sự khác biệt trong cấu tạo lòng bàn chân cũng là một nguyên nhân dễ gây chấn thương. Ví dụ, một số người có bàn chân phẳng hoặc cong dạng vòm. Những khác biệt này không có nghĩa là không nên chơi thể thao, nhưng nó có nghĩa là nên có biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như một đôi giày được thêm một miếng đệm thích hợp.

Chăm sóc chấn thương trong thể thao

Nếu bạn đau càng ngày càng nặng khi hoạt động (bác sĩ thể thao gọi là “đau gia tăng”) và gây ra sưng, khập khiễng, hoặc mất sự linh hoạt khi chuyển động, bạn cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những loại đau nào bạn cần phải chú ý? Bất kỳ chấn thương mà bị sưng, tê, đau dữ dội, cứng, hoặc mất sự linh hoạt cần được xem xét nghiêm túc.

Bạn cũng nên biết sự khác biệt giữa đau tạm thời và đau mãn tính. Đau nhức là tạm thời. Nhưng đau mãn tính là đau liên tục và càng ngày càng tăng theo thời gian. Ví dụ, bạn không cần thiết đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau vai, nhưng bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu cơn đau xấu đi bất cứ lúc nào, hoặc nếu nó vẫn tồn tại trong một tuần hoặc hơn. Bạn cũng nên gặp bác sĩ nếu cơn đau xảy ra chỉ sau khi chơi thể thao, khi bạn thức dậy hoặc sau những hoạt động hàng ngày.

Điều quan trọng nhất cần làm khi nghi ngờ mình bị chấn thương đó là bạn hãy ngưng lập tức hoạt động đó và đến gặp bác sĩ. Đối với thương tích nghiêm trọng hoặc phức tạp hơn, tốt nhất là đến gặp một bác sĩ chuyên về y học thể thao.

Bác sĩ sẽ kiểm tra chấn thương của bạn và sử dụng các công cụ chẩn đoán như chụp x-quang và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để xác định mức độ tổn thương. MRI cho phép bác sĩ xem mô mềm rõ ràng hơn so với chụp x-quang hoặc CT.

Khi đã nắm rõ được mức độ tổn thương, các bác sĩ bắt đầu với kỹ thuật điều trị bảo tồn, như nghỉ ngơi và chườm đá để giúp giảm sưng. Giảm đau và loại thuốc kháng viêm như ibuprofen (như Advil hoặc Motrin) có thể được dùng. Nẹp, bó bột và phẫu thuật cũng có thể sẽ được chỉ định.

Tiếp theo sẽ xảy ra một trong ba phương án. Bác sĩ của bạn có thể:

  • Đề nghị bạn không chơi trong khi chờ vết thương lành.
  • Bạn có thể chơi nhưng sử dụng một thiết bị bảo vệ (bảo vệ đầu gối hoặc cổ tay).
  • Trải qua phục hồi chức năng (vật lý trị liệu).
  • Xem thêm bài vật lý trị liệu

    Các bác sĩ y học thể thao sẽ không cho phép bạn chơi nếu bạn có nguy cơ bị một chấn thương khác hoặc chấn thương của bạn sẽ nặng hơn trong giai đoạn hồi phục.

    Trở lại thi đấu

    Nếu bác sĩ đã yêu cầu bạn dừng chơi, câu hỏi của bạn có lẽ là “Khi nào tôi có thể chơi thể thao lại?” Điều này phụ thuộc vào thương tích cụ thể của bạn, vì vậy hãy thảo luận cụ thể với bác sĩ điều trị. Bạn có thể làm thực hiện những loại vận động khác trong khi bị thương để giúp cơ thể cân đối mà không làm vết thương của bạn tồi tệ hơn – nhưng trước hết phải hỏi ý kiến bác sĩ. Các hoạt động này được biết đến như luyện tập chéo, bao gồm đạp xe trong nhà, bơi lội, vật lý trị liệu bằng nước, và chèo thuyền máy.

    Chương trình phục hồi chức năng cũng sẽ giúp bạn có cơ thể cân đối khi sau khi hồi phục. Phục hồi chức năng là quá trình giúp bạn trở về tình trạng ban đầu và sẵn sàng cho hoạt động trở lại. Phục hồi chức năng có thể là một phần của chương trình điều trị của bạn và có thể bao gồm tập thể dục, hướng dẫn sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu (một chuyên gia sẽ giúp bạn khôi phục chấn thương trong thể thao), và các công nghệ như siêu âm. Thiết bị siêu âm được sử dụng để làm nóng các khu vực bị thương. Nhiệt độ này làm giảm đau, kích thích quá trình lành thương, và tăng phạm vi vận động.

    Xem thêm các bài viết về Phục hồi chức năng

    Chơi an toàn

    Bạn có thể làm gì để tự bảo vệ mình khỏi bị tổn thương một lần nữa? Sử dụng dụng cụ bảo vệ; chẳng hạn như mũ bảo hiểm cho môn thể thao tiếp xúc như bóng bầu dục, sử dụng các dụng cụ thích hợp cho từng môn thể thao cụ thể.

    Khi chơi thể thao trở lại, bạn có thể cần một số dụng cụ bảo vệ mới, bao gồm cả sửa đổi giày (những đôi giày được đệm hoặc được thiết kế phù hợp với môn thể thao cụ thể), băng dính (ví dụ như băng được sử dụng để bọc đầu gối, nhằm nâng đỡ thêm), đầu gối, khuỷu tay, và khí cụ bảo vệ răng miệng. Các thiết bị này giúp hỗ trợ, bảo vệ một phần cơ thể của bạn khỏi những tác động trực tiếp có thể gây tổn thương lại.

    Để giúp ngăn ngừa bị thương lại, hãy chắc chắn khởi động kỹ trước khi tham gia. Hãy nhớ bắt đầu chậm khi bạn lần đầu tiên quay lại chơi thể thao và từng bước xây dựng trở lại phong độ như lúc chưa bị thương.

    Ngoài ra,phải biết giới hạn của bạn. Nếu phần bị thương trước đó (hoặc bất kỳ chỗ nào của cơ thể) bắt đầu đau, dừng chơi ngay lập tức và nghỉ ngơi. Không chậm trễ trong việc đến bệnh viện nếu cơn đau vẫn tồn tại. Đó là cách cơ thể cảnh báo khi sức khỏe bạn có vấn đề.

    Chơi nhưng chơi an toàn. Cố gắng học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình và làm những điều mà có thể giúp bạn tránh bị chấn thương một lần nữa.

    Tài liệu tham khảo

    http://familydoctor.org/familydoctor/en/teens/food-fitness/dealing-with-sports-injuries.html

    Biên dịch - Hiệu đính

    TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Trần Ý Thảo
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    10 cách làm vết thương mau lành tại nhà (vết thương kín/hở)

    (87)
    Nếu biết các mẹo chữa để làm vết thương mau lành, bạn sẽ không cần phải vội vàng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khi bị trầy xước hoặc gặp ... [xem thêm]

    Lợi ích và tác hại của việc tắm đêm không phải ai cũng biết

    (57)
    Tắm đêm có thể giúp bạn mát mẻ và thoải mái hơn trước khi ngủ. Tuy nhiên, tắm nước ở nhiệt độ nào thì phù hợp và có gì cần lưu ý không?Mặc dù các ... [xem thêm]

    Các thói quen buổi sáng giúp bạn sống khỏe hơn mỗi ngày

    (59)
    Nhiều người có thói quen ngủ nướng và bỏ qua bữa ăn sáng. Tuy nhiên, thói quen này rất có hại cho sức khỏe vì buổi sáng là khoảng thời gian tốt nhất để ... [xem thêm]

    5 lý do tại sao bạn không nên dùng điện thoại khi đang sạc pin

    (69)
    Bạn yêu thích đồ công nghệ. Bạn đam mê những trò chơi đầy phiêu lưu trên điện thoại. Bạn muốn kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội bất kỳ lúc ... [xem thêm]

    Phương pháp đơn giản điều trị chuột rút ngay tại nhà

    (49)
    Chuột rút có thể gây nên những cơn đau bất thường và khiến bạn không thể kiểm soát được các cơ bắp của mình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chấm ... [xem thêm]

    5 lý do tại sao bạn nên cắm hoa tươi trong phòng

    (38)
    Thói quen cắm hoa tươi trong phòng không những là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như giảm ho, cảm lạnh, giảm đau… Đặc ... [xem thêm]

    Viêm da cơ địa ở trẻ em: Cách khắc phục tại nhà

    (80)
    Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em thường khiến bé cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như da khô, ngứa, nứt nẻ, sưng tấy… Làm sao bạn có thể giúp bé ... [xem thêm]

    Kỹ năng sơ cấp cứu cho các tai nạn thường gặp

    (21)
    Khi biết các kỹ năng sơ cấp cứu cho những sự cố thường gặp, bạn sẽ bình tĩnh hơn để giúp người bị nạn vượt qua những tình huống khó khăn. Những ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN