Cẩm nang hướng dẫn tự nặn mụn an toàn

(3.5) - 58 đánh giá

Bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu và nhờ họ hỗ trợ xử lí những vết mụn nếu cảm thấy cần thiết. Còn nếu thực sự không thể cưỡng lại ý định nặn mụn, bạn cần phải biết một số điều sau đây trước khi tự nặn mụn tại nhà.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về lời khuyên không nên nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng và khiến tình trạng mụn trở nên nặn hơn. Thế nhưng, trong thực tế không phải ai cũng đủ kiên nhẫn chờ các nốt mụn tự lành.

Trong trường hợp này, bạn nên tìm hiểu các thông tin sau đây trước khi tự mình nặn mụn.

Khi nào bạn nên nặn mụn?

Bạn không nên nặn một vết mụn vừa xuất hiện trên khuôn mặt vì khi đó là quá sớm. Lúc này, nhân mụn vẫn còn ở sâu dưới da và việc nặn mụn sẽ rất đau đớn và không mang lại hiệu quả cao .

Thời điểm thích hợp để nặn mụn là khi nó xuất hiện rõ hơn trên da với đầu mụn trắng hoặc hơi vàng đối với mụn mủ. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách thường xuyên đắp gạc ấm lên khu vực đó.

Bạn đặc biệt không nên tự xử lí tại nhà các loại mụn trứng cá dạng nang hoặc bướu nhỏ. Đối với các loại mụn này xử lí tại gia chỉ khiến tình trạng thêm trầm trọng và khiến chúng viêm nhiễm nặng hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được chăm sóc đúng cách nhằm giảm sưng và giảm nguy cơ để lại sẹo.

Cách nặn mụn an toàn

Nếu bạn thực sự phải nặn mụn, bạn cần cân nhắc về việc chọn đúng thời điểm. Ngay sau khi tắm là một thời điểm thích hợp khi làn da của bạn đang ẩm và mềm mại.

Đối với mụn đầu trắng/mụn mủ

Đầu tiên, bạn đừng quên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước ấm, đảm bảo móng tay của bạn cũng thật sạch sẽ.

  • Hơ kim với que diêm hay hộp quẹt để làm nóng rồi lau sạch nó với cồn. Bạn cũng nên dùng cồn vệ sinh vùng bị mụn;
  • Sau đó nhẹ nhàng dùng kim đâm vào đầu mụn;
  • Dùng khăn giấy quấn hai ngón tay trỏ của bạn lại và nhẹ nhàng đẩy nhân mụn ra ngoài từ hai bên. Đừng dùng lực quá mạnh. Nếu bạn cảm thấy nhân mụn vẫn không bị đẩy ra ngoài dù đã làm đúng cách, có thể bạn đã chọn thời điểm quá sớm.
  • Dừng ngay việc nặn mụn nếu bị chảy máu;
  • Khi đã nặn được nhân mụn ra ngoài, bạn tiếp tục sử dụng tăm bông thấm cồn để lau thật sạch.

Đối với mụn đầu đen

Đối với loại mụn này, khi nhân mụn tiếp xúc với không khí, chúng sẽ chuyển thành màu đen nên bạn có thể nhận diện bằng các chấm đen trên da. Theo Healthline, mụn đầu đen thường dễ nặn hơn mụn đầu trắng hoặc mụn mủ.

  • Trước tiên, bạn có thể thoa một sản phẩm dưỡng da chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide vào vị trí nốt mụn để làm sạch vùng da này.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Sử dụng tăm bông, nhẹ nhàng áp lên cả hai bên của mụn đầu đen. Hãy chú ý không ấn xuống ngay vị trí mụn. Nhân mụn đầu đen sẽ bị đẩy ra dễ dàng nếu mụn đã “chín”. Nếu không, bạn nên đợi vài ngày trước khi nặn lại.
  • Lau sạch vùng da với cồn hoặc nước cây phỉ để tránh nhiễm trùng.

Bạn nên làm gì sau khi nặn mụn?

Vùng da vừa được nặn mụn có thể sẽ dễ bị viêm. Vì vậy, để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn nên sử dụng các loại kem kháng sinh như bacitracin cho vùng da này. Nếu bạn phải “chiến đấu” với quá nhiều mụn hay những vết mụn quá lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

Bạn không nên trang điểm ngay sau khi nặn mụn vì việc này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào da dễ dàng hơn thông qua nốt mụn.

An toàn nhất là bạn nên hạn chế tối đa việc tự ý nặn mụn. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn có thành phần benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc axit glycolic để làm khô đầu mụn. Bạn có thể khiến tình trạng tệ hơn nếu nặn mụn không đúng thời điểm.

Nếu tình trạng mụn dai dẳng không hết, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc điều trị, các sản phẩm chăm sóc da hoặc tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bí quyết để phụ nữ đái tháo đường có thai kỳ khỏe mạnh

(93)
Nếu lo lắng việc dùng thuốc trị tiểu đường khi mang thai sẽ tác động không tốt đến em bé trong bụng thì bạn có thể tạm gác nỗi sợ này lại và hãy ... [xem thêm]

Hiểm họa từ hồ bơi có thể khiến trẻ mắc bệnh nguy hiểm

(89)
Hồ bơi thường là nơi yêu thích của trẻ nhỏ vì ở đây trẻ có thể vẫy vùng, đùa nghịch với nước, đặc biệt là vào những ngày nóng. Thế nhưng, vệ sinh ... [xem thêm]

Hỏi đáp về dinh dưỡng cho người ghép tạng

(13)
Dinh dưỡng cho người ghép thận là yếu tố tiên quyết giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép.Sau khi ghép thận, bác sĩ ... [xem thêm]

Que thử thai có chính xác không?

(12)
Que thử thai có chính xác không được xem là thắc mắc lớn của hầu hết chị em khi sử dụng. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị cơ bản cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2

(71)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Xúc cảm tác động rất lớn đến sức sống của làn da

(96)
Cuộc sống là những chuỗi ngày dài với nhiều các cung bậc cảm xúc mang đến cho chúng ta với bao nhiêu niềm vui và cả nỗi buồn. Nhưng ít ai biết rằng những ... [xem thêm]

Đau xương cụt do rối loạn hay thoái hóa, bệnh lý mà phụ nữ sau sinh chớ nên bỏ qua

(62)
Đau xương cụt là tình trạng rất thường hay gặp phải ở phụ nữ do quá trình sinh con cũng như các yếu tố khác. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh diễn ... [xem thêm]

Hiểu tường tận về cơ quan sinh dục nữ

(47)
Có bao nhiêu phần trăm phụ nữ hiểu về hệ thống cơ quan sinh dục của họ? Nhiều người thường chỉ nghĩ đến âm đạo khi nói về chủ đề này nhưng thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN