Bé mọc răng: Triệu chứng và phương pháp giảm đau

(3.94) - 25 đánh giá

Bé bắt đầu mọc răng cũng là lúc bố mẹ cảm thấy rất đau đầu. Bé thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn hay thậm chí là bị sốt. Tất cả những điều này đều khiến bố mẹ lo lắng và hoang mang. Bài viết sau sẽ đưa ra một vài “chiêu” cho mẹ giúp giảm đau cho bé trong thời kì mọc răng.

Khi nào bé sẽ mọc răng?

Con bạn thường sẽ mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi, nhưng một số bé cũng có thể bắt đầu mọc răng vào khoảng thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi. Ở trẻ 3 tuổi, bé sẽ có tất cả 20 răng sữa và răng cửa ở hàm dưới thường sẽ mọc trước, còn răng cửa hàm trên thường sẽ mọc sau khoảng 1 hoặc 2 tháng.

Những triệu chứng của bé khi mọc răng

Một số bé sẽ trở nên quấy hơn khi mọc răng bởi vì lúc này nướu của bé sẽ bị đau nhức và sưng trước khi răng mọc lên. Các triệu chứng thường sẽ xuất hiện 3 đến 5 ngày và sẽ giảm đi ngay khi răng vừa mới nhú ra. Đôi khi cũng có nhiều bé không hề bị ảnh hưởng hay có triệu chứng gì khi mọc răng.

Bé thường sẽ gặm ngón tay hoặc đồ chơi để làm giảm áp lực trong nướu. Thậm chí bé có thể sẽ không chịu ăn uống gì cả vì lúc này miệng bé thấy rất đau. Rất nhiều bé khi mọc răng thường hay bị chảy nước miếng và điều này dễ gây phát ban ở cằm, trên mặt hoặc ở ngực. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng nhiều vì những triệu chứng nhẹ này sẽ dần biến mất. Hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nếu con bạn có các triệu chứng nặng và càng ngày càng tồi tệ hơn nhé.

Bố mẹ nên làm gì để giúp bé thấy dễ chịu hơn khi mọc răng?

Sau đây là một số cách để bạn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi mọc răng:

  • Dùng ngón tay sạch (hoặc vòng mọc răng lạnh) nhẹ nhàng chà vào nướu của bé trong khoảng 2 phút, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, dù ban đầu bé có thể hơi phản kháng một chút;
  • Hãy cho bé nhai những vật an toàn, ví dụ như vòng nhai khi mọc răng;
  • Nếu cần thiết, bạn hãy cho bé uống thuốc giảm đau có dán nhãn dành riêng cho tuổi của bé. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng. Bố mẹ nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ sử dụng aspirin để giảm đau.

Ngoài ra, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo không nên dùng gel mọc răng bôi vào nướu của bé để giảm đau vì loại gel này có thể làm cổ họng bé bị tê liệt và gây khó nuốt. Những thành phần thuốc trong gel cũng có thể gây hại cho bé.

Những liệu pháp tại nhà bố mẹ có thể sử dụng để giữ cho răng bé luôn khỏe mạnh

Khi bé mọc răng, ngoài việc giúp bé cảm thấy thoải mái thì bố mẹ còn phải giúp bé giữ những chiếc răng sữa mới mọc lên luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Dưới đây là một số việc bố mẹ nên làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng của con bạn:

  • Hãy thực hiện những biện pháp giúp ngăn ngừa sâu răng sữa ở trẻ. Ví dụ như ngay khi bé vừa mọc răng, bạn nên dùng vải mềm hoặc miếng gạc lau sạch. Khi răng mọc nhiều hơn, bố mẹ hãy cho bé bằng bàn chải lông mềm và chỉ sử dụng nước trong những tháng đầu. Ngoài ra để ngăn ngừa sâu răng cho bé, bạn hãy lấy bình sữa ra ngay khi bé vừa bú xong, đặc biệt là vào buổi tối. Khi con bạn bắt đầu ăn dặm, hãy cho bé ăn những loại ít đường và tiếp tục cho bé uống sữa vào ban đêm ở mức tối thiểu;
  • Hãy đưa bé đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra xem răng bé có khỏe và mọc tốt hay không;
  • Khoảng 6 tháng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên, bố mẹ hãy đưa con đến nha sĩ để kiểm tra.

Thời kì bé mọc răng luôn là khoảng thời gian khó chịu nhất với cả bố mẹ và bé. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn và con vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn. Thay vì nghĩ về nó như một cơn khủng hoảng, bạn có thể nhân lúc này mà lưu lại những khoảnh khác dễ thương của bé. Rất có thể sau này bạn sẽ phải bật cười vì dáng điệu của con vào lúc này đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 9 cách trị quầng thâm mắt hiệu nghiệm tức thời

(29)
Quầng thâm có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều cách trị quầng thâm mắt hiệu quả mà lại không quá ... [xem thêm]

Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư phụ khoa trước khi quá muộn

(26)
Cơ thể phụ nữ thường có nhiều thay đổi như mệt mỏi, sút cân, đầy hơi… nhưng đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn lại bỏ ... [xem thêm]

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn

(93)
Bạn thường nghỉ ngơi suốt cả tuần mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì sợ cơ thể mình sẽ mệt nếu tập luyện? Thật ra, bạn có thể thực hiện những bài ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về dị ứng sữa ở trẻ

(65)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]

Lợi ích vàng của ánh nắng với đôi mắt

(83)
Ánh nắng mặt trời đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên tiếp xúc nhiều với ánh nắng ... [xem thêm]

5 nguyên nhân gan nhiễm mỡ hàng đầu bạn nên biết

(21)
Bên cạnh nguyên nhân từ rượu, nhiều yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gan nhiêm mỡ mà bạn chưa biết. Gan nhiễm mỡ là vấn đề sức khỏe liên quan ... [xem thêm]

Ùn tắc giao thông gây hại cho sức khỏe mà bạn không hề biết!

(23)
Bạn có biết ùn tắc giao thông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn? Khói bụi khi kẹt xe hay tác động âm thanh từ tiếng còi xe tưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN