5 tác dụng của nấm đối với sức khỏe của bé

(3.57) - 95 đánh giá

Nấm là loại thực phẩm được nhiều bà mẹ yêu thích và hay có ý định thêm vào thực đơn của bé. Thế nhưng, ít bà mẹ nào hiểu rõ về tác dụng của nấm cũng như những lưu ý khi cho bé ăn món này.

Bạn nghe nhiều người nói nấm là món ăn rất tốt cho sức khỏe và có ý định thêm vào thực đơn cho bé nhưng sợ bé lại bị dị ứng? Bạn đang băn khoăn không biết nên cho bé ăn nấm ở độ tuổi nào? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của nấm đối với sức khỏe nhé.

Cho bé ăn nấm có tốt không?

Đây là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ khi có ý định thêm nấm vào thực đơn của bé. Nhìn chung, những loại nấm hiện được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng, siêu thị như nấm rơm, nấm hương, nấm mỡ, nấm kim châm… đều an toàn đối với trẻ nhỏ. Nấm không nằm trong danh sách thực phẩm cấm dùng cho bé ăn dặm hay thực phẩm dễ gây dị ứng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ có thể bắt đầu cho con ăn nấm khi bé được 10 – 12 tháng tuổi trở đi. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, bạn cũng nên nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng của nấm

Thành phần dinh dưỡng có trong 78g nấm:

  • Calo: 15,4
  • Chất đạm: 2,2g
  • Chất xơ: 7g
  • Kali: 223g
  • Phốt pho: 60,2mg
  • Axit béo omega-6: 97,3mg
  • Đường: 1,2g

Tác dụng của nấm đối với sức khỏe của bé

Nấm là loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của bé. Nếu bạn thêm nấm vào chế độ ăn của trẻ, bé sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe sau:

1. Cải thiện sức khỏe gan

Nấm là một trong những thực phẩm có khả năng giải độc gan, giúp bảo vệ gan khỏi bị tổn thương do các tác nhân gây hại. Chính vì vậy, nấm là thực phẩm rất tốt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đây là đối tượng rất dễ bị viêm gan B, một căn bệnh có thể gây tổn thương gan.

2. Giàu vitamin D

Nấm là thực phẩm duy nhất không có nguồn gốc từ động vật nhưng giàu vitamin D, dưỡng chất mà rất nhiều trẻ nhỏ thường thiếu. Nấm có khả năng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D theo cách giống như da con người thực hiện. Lượng vitamin D này còn không bị thất thoát nhiều sau khi nấu.

3. Giàu sắt

Sắt là dưỡng chất được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu mới. Nấm rất giàu chất sắt, do đó, nếu bạn thêm nấm vào chế độ ăn sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nấm có chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh thông thường như cảm, cúm…

5. Giàu chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ các gốc tự do được sản xuất thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các gốc tự do này nếu không được trung hòa, chúng có thể gây tổn hại cho các tế bào và DNA.

Bí quyết chọn và bảo quản nấm dùng cho bé và cả gia đình

Khi mua nấm để chế biến món ăn cho bé và cả gia đình, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Bạn nên mua nấm tươi, được đóng gói trong ngày. Ngoài ra, bạn nên chọn những tai nấm khô, không bị giập nát và không có mùi lạ.
  • Nếu chọn mua nấm khô, bạn nên chọn mua những tai nấm còn nguyên vẹn, không có mùi mốc.
  • Đừng mua các loại nấm đóng hộp, đã được chế biến sẵn vì những sản phẩm này thường sẽ có chứa chất bảo quản.

Nấm sau khi mua về, nếu có ý định bảo quản trong tủ lạnh để ăn từ từ, bạn chỉ rửa sơ rồi cho vào túi giấy hoặc để trong một cái khay có phủ một lớp khăn giấy. Ngoài ra, nếu muốn bảo quản nấm lâu hơn, bạn có thể sơ chế nấm sạch sẽ, trụng trong nước sôi khoảng 3 – 5 phút. Vớt ra, xả nhiều lần dưới vòi nước lạnh, vẩy ráo, cho vào hộp, cất vào ngăn đông để dùng dần. Đừng ngâm trong nước và cho vào túi nhựa kín, vì như vậy nấm sẽ nhanh bị rữa khiến hương vị thơm ngon của nấm sẽ không còn nữa.

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với nấm hay không?

Cũng giống như các loại thực phẩm khác, nấm cũng có thể gây dị ứng, tuy nhiên tình trạng này khá hiếm. Theo thống kê, chỉ có khoảng 1% dân số bị dị ứng với nấm. Dù vậy, bạn vẫn nên thận trọng khi cho bé ăn. Lúc mới bắt đầu, bạn chỉ nên cho bé một lượng nhỏ, thấy ổn mới tăng dần lên. Khi cho bé ăn, bạn hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có các triệu chứng dị ứng không nhé.

Ngoài nguy cơ dị ứng, khi thêm nấm vào chế độ ăn của bé, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cho bé ăn những loại nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ hoặc những loại mà bạn không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ. Những loại nấm phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi hiện nay là nấm kim châm, nấm rơm, nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm mối, nấm mèo (mộc nhĩ), nấm tuyết.
  • Khi chế biến các món ăn từ nấm, bạn chỉ nên dùng một loại duy nhất chứ không nên dùng lẫn lộn. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ có lẫn nấm độc. Ngoài ra, nhiều loại nấm nấu chung với nhau cũng sẽ dễ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.
  • Nên luộc sôi các loại nấm trước khi xào nấu để đề phòng có độc tính.

Một số món ăn ngon làm từ nấm mà bạn có thể cho bé thử

Dưới đây là một số công thức chế biến các món ăn từ nấm vừa ngon vừa bổ dưỡng mà bạn có thể thử:

1. Nấm nghiền nhuyễn

Đây là món ăn có công thức chế biến khá đơn giản. Về nguyên liệu, bạn chỉ cần chuẩn bị:

  • 300g nấm mỡ thái nhỏ
  • 1 củ hành tây
  • 150g khoai tây thái hạt lựu
  • 50g phô mai
  • Nước

Cách làm:

  • Đun nóng chảo với một ít bơ, sau đó cho nấm và hành tây vào xào với lửa vừa.
  • Cho khoai tây vào nồi nước và luộc cho đến khi chín mềm hoặc bạn cũng có thể hấp khoai tây trong nồi cơm cho khoai chín.
  • Sau khi chín, cho cả 2 hỗn hợp này vào máy, thêm một ít phô mai, một ít gia vị và xay nhuyễn.
  • Múc ra chén và cho bé thưởng thức.

2. Súp nấm gà

Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị

  • 30g thịt gà
  • 3 tai nấm hương
  • 100g hạt ngô đã tách bỏ lõi
  • 3 thìa cà phê bột năng
  • 1 ít rau mùi, hành khô
  • Gia vị

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm: Rửa sạch, đem đi ngâm với nước muối loãng cho nấm nở mềm và diệt khuẩn, cắt bỏ chân, thái nhỏ.
  • Thịt gà: Bóp với chút muối tinh rồi rửa sạch với nước lã. Sau đó cho vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt gà rồi luộc chín. Thịt chín tới thì vớt ra, để nguội bớt rồi thái chỉ hoặc xé sợi.
  • Ngô: cho vào nồi, đổ nước ngập ngô rồi luộc trong khoảng 10 phút, đến khi mềm thì vớt để riêng ra. Phần nước giữ lại để làm nước dùng.
  • Rau mùi: rửa sạch, thái nhỏ.
  • Hành khô: bóc vỏ, đập giập, thái nhỏ.
  • Bột năng: cho vào nước khuấy cho bột tan đều.

Bước 2: Chế biến

  • Đun nóng chảo với 2 thìa canh dầu mè, phi thơm hành rồi cho thịt gà và nấm hương vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đảo thật đều tay để thịt gà và nấm ngấm gia vị, sau khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp thịt gà, nấm và ngô vào nồi nước ngô luộc đun tiếp, nêm nếm gia vị.
  • Khi nước sôi, đổ từ từ bát nước pha bột năng vào nồi, khuấy đều tay. Tiếp tục đổ phần lòng trắng trứng vào nồi, khuấy nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để lòng trắng trứng tan ra thành những sợi vân nhỏ, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
  • Múc súp ra chén, rắc một ít rau mùi, đợi nguội cho bé ăn.

3. Cháo gà nấm hương

Để làm món ăn này, bạn cần chuẩn bị:

  • 50g gạo
  • 4 chén nước
  • 30g thịt gà nạc
  • 30g nấm hương
  • 1 muỗng nhỏ dầu ăn
  • Hành lá
  • Gia vị

Cách làm:

  • Bạn vo sơ gạo rồi ngâm khoảng 6 giờ, vo lại cho sạch rồi nấu thành cháo.
  • Nấm hương rửa sạch, ngâm trong nước cho mềm, để ráo nước và xắt nhỏ.
  • Thịt gà thái nhỏ, sau đó đem đi xào chung với nấm và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng với bé.
  • Cho hỗn hợp gà với nấm hương vào cháo đã được ninh nhừ rồi đun sôi lại, cho thêm 1 thìa dầu ăn, trộn đều và múc ra chén cho bé thưởng thức.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã biết các bổ sung nấm vào khẩu phần ăn cho trẻ bằng những món ngon và hấp dẫn.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách làm đẹp với bơ hạt mỡ

(61)
Bạn đã từng nghe đến bí quyết làm đẹp với shea butter đến từ lục địa đen châu Phi chưa? Tuy còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam nhưng bơ hạt mỡ ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc đau bụng kinh

(17)
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ. Có những người bị đau bụng nhẹ, nhưng cũng có người phải chịu rất nhiều đau đớn. Các thuốc đau ... [xem thêm]

5 cách chữa sụp mí mắt giúp bạn xua tan tự ti

(53)
Nếu bạn cảm thấy tự ti vì bị sụp mí mắt, hãy thử tìm cách nâng mí để có đôi mắt to tròn và đáng yêu hơn. Bạn có thể chữa sụp mí mắt bằng cách ... [xem thêm]

Mùi hôi chân: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

(61)
Hôi chân hay thối chân là vấn đề có thể xảy ra với tất cả mọi người. Nó gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là khi bạn ở trong những môi trường khép ... [xem thêm]

[Video] 5 vật dụng cá nhân tuyệt đối không nên dùng chung

(76)
Sử dụng đai đỡ bụng bầu thực sự là một lựa chọn lý tưởng được khuyến khích và không gây hại cho em bé của bạn.Đai đỡ bụng bầu được thiết kế ... [xem thêm]

Giảm cân mùa đông có khó hơn mùa hè?

(91)
Mục tiêu giảm cân mùa đông vốn đã khó khăn lại càng thử thách hơn trong tiết trời se lạnh khiến bạn chỉ muốn cuộn mình trong chăn và ăn vặt cả ngày. Tuy ... [xem thêm]

3 lợi ích bất ngờ của âm nhạc với quá trình chuyển dạ

(20)
Giữ bình tĩnh và thư giãn khi chuyển dạ sẽ giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Lúc này, bạn hãy nghe nhạc vì 3 lợi ích của âm nhạc với quá trình chuyển ... [xem thêm]

5 loại rau củ nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống

(40)
Bạn thường ăn rau củ tươi sống để hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn? Thật ra, vẫn có một vài loại rau củ nấu chín sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN