Nằm sấp khi mang thai có tốt cho mẹ bầu?

(4.13) - 27 đánh giá

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bé phải kể đến tư thế ngủ của mẹ. Mẹ bầu nằm ngủ thế nào là an toàn, nằm sấp khi mang thai có tốt hay không?

Dù mang thai chỉ là một giai đoạn ngắn trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, nhưng trong giai đoạn này bạn sẽ trải qua rất nhiều trải nghiệm có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Lấy tư thế ngủ của bạn làm một ví dụ. Bạn có thể đã quen ngủ sấp từ nhỏ, nhưng đột nhiên, khi bụng bạn bắt đầu to lên, bạn không thể tìm được một tư thế ngủ thoải mái nữa.

Không những vậy, trong giai đoạn mang thai, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn do ốm nghén hoặc đi tiểu rất nhiều, vì vậy nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh của bạn tăng lên. Việc nằm sấp sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn để ngồi dậy và đi đến nhà vệ sinh.

Đừng lo lắng, Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về việc nằm sấp khi mang thai và một vài mẹo đơn giản để có một giấc ngủ ngon và liệu nằm sấp khi mang thai có tốt cho mẹ bầu và em bé không nhé!

Nằm sấp khi mang thai liệu có an toàn?

Việc nằm sấp khi mang thai có thể gây nên những ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Trong từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ, việc nằm sấp có những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể bạn.

1. Nằm sấp khi mang thai 3 tháng đầu

Nằm sấp trong những giai đoạn đầu của thai kỳ không gây nhiều biến chứng vì lúc này, tử cung của bạn vẫn còn nằm cố định phía sau xương mu, mọi áp lực bên ngoài có thể gây hại cho thai nhi đều bị ngăn chặn.

2. Bà bầu nằm sấp trong tam cá nguyệt thứ hai

Giai đoạn này còn được gọi là “thời kỳ trăng mật thai kỳ”, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một vài triệu chứng khi mang thai, một trong số đó là ợ nóng. Các triệu chứng này xảy ra bởi tử cung dần lớn lên gây chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Nằm sấp làm tăng thêm áp lực đến các cơ quan này và càng làm trầm trọng hơn tình trạng ợ nóng.

3. Nằm sấp khi mang thai 3 tháng cuối

Trong thời gian này, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều so với trước đó và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Việc mẹ bầu nằm sấp sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch chính bơm máu từ tim đến chân. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu nói chung và làm giảm việc cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé.

Ngủ ở tư thế này không được khuyến khích trong thời gian dài, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu của bạn và gây hại cho em bé trong bụng. Ngoài ra, việc ngủ sấp làm tăng áp lực của cơ thể lên thai nhi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của em bé trong bụng. Nằm sấp cũng tạo một áp lực khá lớn lên ngực, khiến bạn dễ đau và tức ngực.

Vậy có nghĩa là mẹ bầu nên nằm ngửa khi ngủ?

Việc không khuyến khích bạn nằm sấp không có nghĩa là bạn nên nằm ngửa. Các chuyên gia tin rằng tư thế nằm ngửa khi ngủ trong quá trình mang thai cũng không thật sự tốt cho mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm ngửa, đặc biệt là trong thời gian dài, có thể hạn chế quá trình vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ mẹ sang em bé. Trong khi đó, tư thế nằm sấp lại có thể khiến bạn buồn nôn và chóng mặt.

Bà bầu nên ngủ tư thế nào để an toàn cho cả mẹ lẫn bé?

Một trong những tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai là nằm nghiêng. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và thậm chí giúp tăng năng suất của thận. Các chuyên gia khuyên rằng các mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên trái để đảm bảo lưu lượng máu và chất dinh dưỡng tối đa cung cấp cho em bé, giúp bé yêu tăng trưởng và phát triển đầy đủ.

Nếu bạn vẫn đang trăn trở và không thể tìm được tư thế thoải mái để ngủ, đây có thể là những lời khuyên giúp bạn có thể ngủ ngon mỗi tối:

  • Sử dụng đệm lót hoặc gối để đặt ở những vị trí bạn cần hỗ trợ, như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Hãy thử đặt gối hoặc đệm dưới bụng, sau lưng và giữa hai chân trong khi bạn nằm nghiêng. Điều này sẽ cho phép bạn ổn định được vị trí dễ dàng hơn.
  • Cố gắng thả lỏng cơ thể vài phút trước khi ngủ. Hãy dành thời gian để thư giãn và giúp cơ thể bạn sẵn sàng để đi ngủ.
  • Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu.
  • Bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Nước ấm sẽ làm dịu các dây thần kinh bị tổn thương, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Hãy đề nghị chồng bạn massage cho bạn trước khi ngủ. Không cần cố định ở một vùng, chỉ cần massage nhẹ nhàng khắp cơ thể cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối. Điều này sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và ngủ yên giấc hơn.
  • Chế độ ăn cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Các mẹ bầu nên tránh ăn các thức ăn cay hoặc chứa nhiều axit vì các loại thức ăn này có thể gây ợ nóng, khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Lựa chọn những trang phục bầu rộng rãi và thoáng khí. Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể bạn có xu hướng tăng lên khiến bạn nóng bức và khó chịu. Những loại trang phục này sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ hơn, từ đó dễ ngủ hơn.
  • Trước khi ngủ, bạn có thể dành ít thời gian để ngồi thiền hoặc tập các bài tập yoga cho mẹ bầu.

Bạn có nên ngủ sấp khi mang thai? Làm thế nào để bạn có một giấc ngủ ngon? Chúng tôi tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết này.

Dù trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn ít bị ảnh hưởng khi nằm sấp nhưng bạn nên thay đổi tư thế ngủ từ bây giờ. Điều này sẽ giúp bạn dễ thích nghi hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu sử dụng thuốc thế nào để an toàn cho thai nhi?

(23)
Dù rất cố gắng hạn chế, nhưng vẫn có những trường hợp bắt buộc mẹ bầu sử dụng thuốc để điều trị tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn trang điểm đẹp mà không hại da

(95)
Người ta thường nói: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”. Có thể hiểu trang điểm chính là một công cụ hữu ích ... [xem thêm]

Đừng chủ quan khi bạn bị viêm họng cấp!

(74)
Bệnh viêm họng cấp là vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến, có thể xảy ra quanh năm. Tình trạng này có thể mau chóng biến mất trong thời gian ngắn nhưng ... [xem thêm]

5 cách tăng “lửa yêu” không dùng thuốc

(100)
Ham muốn tình dục là cảm giác khao khát được gần gũi thể xác với người khác phái, điều này cũng góp phần giữ lửa cho hôn nhân mặn nồng hơn. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Bổ sung DHA cho bà bầu: Việc làm cần thiết nên thực hiện

(82)
Bổ sung DHA cho bà bầu không những đem đến tác dụng tốt cho thai nhi trong bụng mà còn giúp bạn phòng ngừa được một số nguy cơ nhất định.DHA (axit ... [xem thêm]

9 sai lầm trong chăm sóc da khiến bạn trông già nhanh hơn

(21)
Bạn chăm chút cho da rất kỹ nhưng không có được làn da như mong muốn. Nguyên do có thể bạn đã gặp không ít sai lầm trong chăm sóc da khiến da khô, nổi mụn ... [xem thêm]

8 dấu hiệu bạn có thể đưa mối quan hệ tiến xa hơn

(84)
Bạn đang tìm hiểu một người, song lại không biết có nên tiếp tục tiến đến hôn nhân hay không? Để mối quan hệ tiến xa hơn, bạn không những lắng nghe ... [xem thêm]

Truy tìm dấu hiệu da bị lão hóa

(59)
Cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa từ ngoài độ tuổi 20. Khi đó, một số dấu hiệu lão hóa da sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần bắt đầu từ các đường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN